Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

ÔNG TÔI


NHỚ QUÊ
Không biết tự bao giờ tôi đã gặp người Ông xa quê với những nỗi nhớ thương cảnh xưa người cũ. Lần dấu theo những bài tự sự về quá khứ một thời xa vắng của Ông đã làm tôi nhớ đến những hình ảnh quê hương mà giới trẻ chúng tôi đã quên bật trong thời đại bây giờ.
“Quê tôi nghèo lắm ai ơi!
Mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn”.
Những ai đã từng được đọc bài viết của ông trên Blog Nguyễn Như Khoa…hay trên tập bút Nhớ Làng được Ông xuất bản trong thời gian gần đây sẻ không thể nào quên Hình ảnh ngôi đình làng,Bến ngã ba, Miếu âm hồn, Ngôi mều ngài, những phương thức sinh hoạt từ tiếng nói, tập tục, cách ứng xử, lễ hội, tín ngưỡng đến cách ăn mặc, lời ru, tiếng hát… được Ông nói rõ trong từng bài viết đầy nỗi nhớ hiện lên với những màu sắc tươi mới khác với những nét vẽ cũ kỹ xưa kia mà cũng chẵng ai phát hiện ra.
       Tôi thấy Ông miệt mài với những thông tin những bài viết mà người xưa ghi chép lại, Nổi nhớ quê hương đã thôi thúc Ông phải cố gắng viết hết những gì mình đang còn nhớ, đang còn yêu thích và muốn truyền lại cho con cháu muôn đời sau.
Tôi đã từng nghe cô giáo giảng bài về nổi nhớ quê hương của các thi sỉ nhưng chưa bao giờ  tôi nghe người dân nào ở quê tôi nói về Ông và kỷ niệm tuổi hoa niên của Ông. Không phải ai cũng nói lên sự nhớ quê da diết như Ông nhưng tôi biết Nhớ quê là một cảm xúc rất đổi quên thuộc mà mỗi người khi xa quê đều mơ về nơi chôn nhau cắt rốn, Quê hương thật gần gủi, thân thương mà người đi xa hương hay người ở lại khi nghe nhắt đến đều im lặng để suy nghỉ: “Quê hương là chùm khế ngọt…”
       Tình cảm của Ông tôi cũng phần nào hiểu được qua những lần gặp mặt trực tiếp hay những lần trò chuyện qua mail. Ông đã làm cho tôi thấy mình thật nhỏ nhoi giữa cuộc đời, Chỉ biết sống cho hiện tại mà quên đi những gốc rể xưa kia của tổ tiên. Tôi nghĩ mình thật ngốc ngếch khi chỉ biết cho thực tại. Ông thường bảo tôi: “Cháu phải cố gắng học thật tốt, có thời gian nên tìm hiểu lịch sử quê hương, về những thông tin ngày xưa để truyền lại cho mọi người”.
       Khi nghe đến đây tôi phấn khởi vô cùng ước gì mình có thể làm điều gì đó để lứa tuổi chúng tôi có thể thấy được sự đổi mới của quê hương. Những lần Ông vào quê là những lần tôi mơ được tâm sự với Ông dài dài để học hỏi nhưng thời gian như một sự thật khó nói thành lời…

CHIA XA


Em muốn khóc cho nổi buồn mau tắt
Em muốn mình ôm chặt lấy anh yêu
Nhưng mà sao khó khăn đến thế nhỉ
Hay tại vị em sợ những sầu đông.
                                             
Anh vẫn đó, người yêu em còn đó
Sao em ngậm ngùi nuốt lệ vào tim
Bàn tay yếu mền sợ ngày dài xa vắng
Đành thu vào túi áo sợ vương tơ.

Anh đi rồi còn đó hình ảo vọng
Em vô tình nhặt lại những vần thơ
Những nhà thơ lấy ngày chi xa đó

Dệt lên nhiều bức họa buổi chia xa.
NT3

XÓT XA



Rồi chuyến xe cuối cùng đã đến
Mang anh đi trong nổi xót xa
Em đứng đó nhìn anh nhạt nhòa
Ngọn lửa nào thiêu đốt tâm can.

Chân tình nào khiến em đau thắt
Em tự hỏi, trong lòng đầy thắc mắc
Tình yêu có phải là ảo vọng?
Để rồi đi lặng lẽ vô tình
                                                 
Thà đừng gặp gỡ làm chi
Là người dưng lẽ nào sẻ khác
Nhưng cuộc đời nào ai ngăn được
Tình yêu, nổi nhớ và niềm đau.
31/8/2012

KHÔNG ĐỀ


Thứ bảy chiều nay buồn tả tơi
Hoa lá ngừng lay đất chuyển dời
Trái tim ngừng đập khi anh nhắn
Dòng tin ngắn ngủi gửi em rồi.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

TRƯỜNG EM THÊM MỚI


Năm xưa phòng cấp bốn
Nay đã xây cao tầng
Năm xưa đầy mưa lũ
Nay rốn lũ thêm phòng.

Những ngày xưa vất vả
Mùa lũ theo nhau về
Trường em bao buồn khổ
Lo từng buổi học bù.
                                             
Hôm nay đã khác rồi
Nhờ cấp trên giúp đỡ
Có những đóa hoa hồng

Tặng trường mới rốn lũ.
NT3

BẾN NGÃ BA



Tuổi thơ tôi gắn liền với con sông Ô Lâu thân thương, Nhớ cái tuổi ngây thơ ngày xưa mà đến hôm nay mỗi khi nghĩ vế nó tôi lại suy nghĩ rồi cười một mình về những niềm vui và nỗi buồn ngày xưa ngay chính con sông này.
Ông Nội tôi thường ngồi vót tre đan thúng và kể cho chị em tôi nghe về chuyện ngày xưa Ông Bà ta làm bến ngã Ba. Tôi còn nhớ như in lời ông kể: Kinh tế lúc đó ở quê tôi còn khó khăn lắm, Cái ăn còn chưa đủ huống chi  góp tiền mà xây thành, xây bến. Nhưng nhu cầu bức thiết, cảnh sinh hoạt của con dân địa phương ngày càng thúc đẩy mọi người góp công, góp của vào để xây bến.
          Vốn quê tôi chỉ có bến Ngã Ba là nơi sinh hoạt chính của toàn con dân trong làng, Bao quanh làng là một con hói chảy ra ruộng, Mùa nước lụt nó chảy mạnh ra ruộng thì còn có nơi mà giặt dũ (vì mùa này nước chảy mạnh và trong hơn),Mùa hè về con hói quê tôi thật ít ỏi, con nít 7 tuổi cũng lội qua kênh mà không ướt đũng, Mùi nước thì không tưởng tượng, Trâu bò sau một ngày nhẫn nha gặm cỏ cũng ùa về hói mà tắm, màu nước thật không tưởng tượng nổi, nơi đen xì, nơi vàng như đóng phèn hàng thế kỷ, thế mà chình nguồn nước đó lại là nguồn quý giá cho nông nghiệp làng tôi đấy các bạn ạ! Nước quý giá với quê tôi là thế.
          Quê tôi đã có công trình làm giếng đào và lọc phèn cho từng hộ gia đình năm 1999 nhưng cũng không sao sánh được với dòng nước Ô Lâu, Bà Nội tôi thường nói nấu nước chè với nước sông nó xanh ngắt và ngon thiệt, Nấu nước chè với nước giếng nó đỏ lòm lòm và uống ơn ởn không ngon chút mô hết.
          Những người con gái quê tôi đảm đan lắm cơ, Muốn có chồng phải biết gánh nước những nơi sạch ở bến ngã ba. Nhắc lại chuyện xưa có Bác Em(Vợ Ôn Thai) tâm sự, Con gái An Thơ lên Hưng Nhơn lấy chồng không biết đi gánh nước chỗ mô hết, Con gái An Thơ sướng lắm, con sông xanh mát bốn mùa nên từ khi nhỏ đến khi lấy chồng mới biết đi gánh nước, Bác kể “ Lần đầu tiên gánh đôi triên giống mà chảy nước mắt, Nhà chồng ở xa bến mà đi gánh thì nặng quá trời, 2 cái thùng thì lũng chảy trước chảy sau, gánh lên tới nhà còn lại ít nước,mà cái lu thi to gánh hoài gánh mãi cũng không thấy đầy. Có cái đòn triên còn đở nhà khó khăn lấy cái đòn sóoc gánh lúa nó chẳng có điểm tựa cho đôi giống gánh rót lên rớt xuống mấy lần mới quen”.
Nhiều bà mẹ ở quê tôi khi nhắc đến chuyện gánh nước sớm và gánh nước tối ai cũng tranh nhau kể chuyện làm dâu ngày xưa. Gánh nước buổi sáng nước rất trong lành nhưng phải thức dậy thật sớm khi chưa có mặt trời thì đúng là nhất,các buổi con lại thì nhớp lắm.ở quê tôi mở mắt là người đi giặt đông cả bến, chen chúc nhau ai đến trước ai đến sau. Cái nghèo nó làm cho con người cũng bận rộn với công việc đồng án “ Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” quanh năm.
Cái bến ngã ba cũng là nơi lý tưởng cho trẻ con chúng tôi tắm mát suốt ngày, Tụm năm tụm bảy tắm rồi chơi trò lặn tìm đá, năm mười, 12 giờ rùa nổi,bắt hến, bắt ốc suốt ngày không biết mệt mỏi, Nhóm bạn tôi có đứa tắm đến tím cả mặt, tay chân móp cả mà cũng không chịu lên bờ. Tôi còn nhớ ngày đó bến ngã ba cạn lắm đi ra đến giữa dòng mà cũng chỉ tời ngang cổ, chúng tôi trai gái thi nhau bơi qua bờ làng Hòa Viện, có đứa nhát gang lúc nào cũng ôm khư khư cái phích 5 lít đựng nước rồi cũng bơi qua bên đó cho bằng bạn bằng bè. Mỗi lần có ai lạ về quê chơi, anh em quê tôi nổ mới biết : “Anh có biết tắm sông không? ở quê em đi tắm mà vào đến Huế lận”.hihi
Nằm cạnh bến ngã Ba quê tôi cũng chính là nơi đưa đò của nhà Ông Xích chuyên chèo đò chở khách qua sông,Tiếng gọi đò, Cảnh con người tấp nập, vội vã qua sông trên những chuyến đò,càng làm cho cảnh đẹp nên thơ buổi chiều tà thật tuyệt.
Cảnh buổi chiều quê tôi nhộn nhịp với cái bến ngã ba này lắm, Cha chở con, Ông dẫn cháu, bọn trẻ tan học, bắn bi… đi tắm đông nghịt người. Các bà mẹ, các O đi rữa rau lo cho buổi cơm chiều.
          Bây giờ khác xưa nhiều lắm. Những hình ảnh ngày xưa bây giờ chỉ còn là ký ức mà thôi các bạn ạ. Bến Ngã Ba bữa nay cảnh người gánh nước, tắm giặt không còn nữa. Kinh tế phát triển đòi hỏi con người cũng phát triển theo xu thế hiện đại.
          Từ ngày làng tôi có nơi họp chợ cũng là ngày Bến Ngã Ba đã bị quên dần trong tâm thức của mỗi người dân quê tôi, Rát thải chính là vấn đề nhức nhối của cả làng, Nhiều phiên họp, nhiều kế hoạch được đạt ra nhưng không làm sao thoát khỏi cảnh rát thải tràn lang. Năm 2004 Uỷ Ban Nhân Dân xã Hải Hòa đã mạnh dạn làm công trình cung cấp nước sạch cho hai thôn Hưng Nhơn và Thôn An Thơ, dần dần cảnh sinh hoạt của mọi người được cải thiện tốt hơn và Bến Ngã Ba lại không còn nữa vì dòng sông quá bẩn.
          Nhờ chính sách của Nhà nước nên năm 2000 quê tôi đã có chiếc cầu nối liền hai xã Hải Hòa và Xã Phong Bình. Hình ảnh người đưa đò cũng từ ngày đó không còn được nhìn thấy nữa.
          Tôi đã sống là gần gủi bến Ngã Ba từ ngày Bố Mẹ tôi mở cái quán nhỏ ngay cạnh bến. Những buổi chiều đông vui đã tắt, những buổi sớm gánh nước của mọi người cũng đi vào quá khứ từ lúc nào.
          Hình ảnh Bến Ngã Ba đã lùi lại phía sau tất cả chỉ còn lại những tảng đá đầy rong rêu, những bậc cấp đã mòn và cũ kỷ, dòng nước đen ngàu, người không lai vãng…

MỘT VÉ VỀ QUÊ


Cho tôi một vé về quê hương
Trên đường chân lý phủ rêu tường
Hoa đồng nội nở màu trắng áo
Em gái hái hoa một buổi chiều.

Cho tôi gặp lại mẹ thương yêu
Tóc trắng pha sương, bước gập ghềnh
Quan gánh trên vai, khang tiếng gọi
Cho tôi vững bước đến tương lai.

Cho tôi gặp lại người cha yêu
Quần áo nhăn nheo, bùn vương áo,
 Sương sớm đường cày cha chẳng ngại
Mưa, nắng bao ngày sạm màu da.

Cho tôi đi lại chiếc cầu xưa
Gập ghềnh, cong queo vẫn thường tình
Dưới nước, trên khô màu tre cháy
Phơi mình đứng mãi vẫn hiên ngang.

Cho tôi tắm mát ở dòng lâu
Tụm năm, tụm bảy thi nhau lặn
Buổi chiều xế bóng Ông dẫn cháu
Bà tôi quan gánh, rửa rau cơm chiều.
Một vé về quê có đủ không???

                                          NT3

NGẪU HỨNG



Ngẫm mãi tìm không tựa
Tâm trí rối nhọc hình
Nghìn suy tư rối rắm
Nhọc nhằn đắm suy tư.

Bất thế lùi tàn tạ
Gian truân ấp ủ dài
Giai nhân từ muôn thuở
Nay héo úa, lụi tàng

                         NT3

TRƯỜNG EM XÂY MỚI


Khánh thành Trường Tiểu học Hải Hòa
Trường tiểu học Hải Hòa – Hải Lăng – Quảng Trị tự hào khi công trình “2 trong 1” được VietinBank tài trợ 2,2 tỷ đồng, vừa là nơi học tập khang trang cho các cháu vừa là nơi tránh lũ an toàn cho bà con…
Ngày 21/11, UBND. Phòng GD Huyện Hải Lăng,VietinBank, Địa phương, nhà trường đã tổ chức khánh thành Trường tiểu học xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Dự lễ có ông Lê Chí Công- Phó Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, ông Hoàng Văn Vinh- Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, ông Nguyễn Thanh Sơn– Chánh văn phòng Công đoàn VietinBank, ông Lê Bá Hòa - Giám đốc VietinBank Quảng Trị, toàn thể giáo viên và học sinh Trường Tiểu học xã Hải Hòa,…

Hải Hòa là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của Quảng Trị, hàng năm  thường chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai bão lụt, gây ngập úng dài ngày nên rất khó khăn trong việc sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là việc giảng dạy học tập của thầy và trò các cấp.
Chia sẻ với những khó khăn đó, VietinBank đã tài trợ xây dựng Trường tiểu học Hải Hòa thông qua Quỹ hỗ trợ phòng chống thiên tai Miền Trung. Ngôi trường có tổng diện tích xây dựng 300 m2, gồm 2 tầng với 6 phòng học kiên cố cùng công trình phụ khép kín và nền lát gạch Ceramic. Đây là ngôi trường “2 trong 1”, vừa là nơi học tập cho các cháu vừa là nơi tránh lũ cho bà con trong xã khi mùa mưa lũ đến. Sau 5 tháng khởi công xây dựng, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc VietinBank Quảng Trị Lê Bá Hòa bầy tỏ niềm vui khi công trình tài trợ cho giáo dục, kết hợp phòng tránh thiên tai có sự tài trợ của VietinBank được chính quyền địa phương và bà con xây dựng khang trang, đẹp và bền vững, đáp ứng tốt môi trường sinh hoạt, học tập và phát triển thể chất cho các cháu học sinh. Ông hy vọng Trường tiểu học Hải Hòa do VietinBank tài trợ 2,2 tỷ đồng sẽ mang đến cho địa phương, các bậc cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và học sinh niềm vui và nguồn cổ vũ động viên lớn để các thầy cô giáo và các cháu ra sức phấn đấu dạy tốt, học tốt.
Cũng nhân dịp khánh thành, thay mặt VietinBank, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chánh văn phòng Công đoàn còn trao tặng cho nhà trường 5 bộ máy vi tính, 1 bộ âm ly để phục vụ giảng dạy và học tập cho thầy trò nhà trường.

Thầy Nguyễn Thanh Trí - Hiệu trưởng Trường tiểu học Hải Hòa chia sẻ: Việc hoàn thành Trường tiểu học Hải Hòa đúng vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam là một niềm động viên lớn lao đến tập thể thầy và trò, tạo điều kiện thuận lợi để lãnh đạo trường, thầy cô giáo nâng cao chất lượng cho những năm học tiếp theo và cũng là điều kiện để nhà trường tiến hành xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1.

Ông Hoàng Văn Vinh- Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết: cùng với trường học, bàn ghế, trang thiết bị đồ dùng học tập mới đã giúp con em nhân dân xã yên tâm học hành. Từ nay, các em không còn phải học tập tạm bợ mà được học tập trong ngôi trường đẹp đẽ, khang trang, có đầy đủ tiện nghi, đáp ứng tốt cho việc giảng dạy do nhà tài trợ cung cấp. Đây không chỉ là niềm vui riêng của thầy trò Trường tiểu học Hải Hòa mà còn là niềm phấn khởi của nhân dân, cán bộ xã vùng rốn lũ này.
Phòng học cấp 4 ngày xưa
                                                                                           THI THƠ TỔNG HỢP