Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

QUÊ MÌNH HẢI LĂNG


Hải Lăng là một huyện của tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Huyện Hải Lăng có danh xưng từ lâu, trong quá trình chuyển đổi từ phủ (trước năm 1945), huyện (1945-1954), quận (1954-1975 dưới chính quyền Sài Gòn), huyện Hải Lăng (1975-1977) sát nhập với Triệu Phong thành huyện Triệu Hải (1977-1990), từ 1990 đến nay là huyện Hải Lăng theo quyết định số 91-HĐBT ngày 23-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ Việt Nam).
BẢN ĐỒ HUYỆN HẢI LĂNG

Địa giới : Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Đa Krông; phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế; phía Bắc giáp thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong. Là huyện cực nam tỉnh, cách thị xã tỉnh lỵ Đông Hà 20 km về phía bắc, cách thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế 40 km về phía nam.
Hành chính:Ngày 19/03/2008 Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định số 31/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong để mở rộng địa giới hành chính thị xã Quảng Trị; Theo đó toàn bộ diện tích dân số xã Hải Lệ nhập vào Thị xã Quảng Trị. Như vậy Huyện Hải Lăng có 42.368,12 ha diện tích tự nhiên và 99.429 nhân khẩu, có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Hải Lâm, Hải An, Hải Ba, Hải Xuân, Hải Quy, Hải Quế, Hải Vĩnh, Hải Phú, Hải Thượng, Hải Dương, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Hòa, Hải Tân, Hải Trường, Hải Thọ, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Khê và thị trấn Hải Lăng.
Hải Lăng có 3 làng mà mỗi làng là 1 xã đó là làng Câu Hoan (Hải Thiện - 5 thôn), làng Diên Sanh (Hải Thọ - 4 thôn), làng Trường Sanh (Hải Trường - 4 thôn)+ làng TRƯỜNG XUÂN +TRƯỜNG THỌ +TÂN TRƯỜNG
Tại Hải Lăng có 7 khu dân cư có tên gọi khác với hệ thống hành chính hiện có đó là càng. Càng là một xóm biệt lập so với thôn (làng) ở giữa cánh đồng quanh năm, 4 mùa nước nổi. Ngày trước muốn vào làng phải đi bằng ghe, nay đã có các trục giao thông để tận các càng. Đời sống đã thay đổi, nước sạch, điện đã đến với người dân.
Địa hình:Có 3 vùng rõ rệt. Phía tây là vùng gò đồi bát úp và núi thấp, ở giữa là vùng đồng bằng với gò cát nội đồng gần 2.000 ha, thấp hơn là vùng ruộng trũng có cao độ âm so mặt nước biển từ 0,8 - 1m, cuối cùng là vùng cát ven biển bãi ngang.
Sông ngòi: 
SÔNG Ô LÂU

Địa bàn huyện có hệ thống sông dày đặc gồm sông Thạch Hãn, sông Nhùng, Bến Đá, Thác Ma, Ô Lâu chảy theo hướng tây nam-đông bắc, ngoài ra còn có sông Vĩnh Định chảy theo hướng tây bắc-đông nam đưa nước ra 2 cửa biển là cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế) và cửa Việt Yên (Triệu Phong). Từ bắc tỉnh lộ 8, chỉ có một dòng khi đến Hội Yên sông được chia làm 2 nhánh đó là Tân Vĩnh Định và Cựu Vĩnh Định. Sông Ô Giang nối sông Ô Lâu tại làng Câu Nhi chảy ra hướng bắc, đến làng Trung Đơn theo Kênh mới Mai Lĩnh nối với Cựu Vĩnh Định tại ngã ba Hói Dét. Sông Nhùng nối với sông Vĩnh Định tại Quy Thiện nhánh này chảy ra Triệu Phong, nối tại Văn Vận chảy về Thuận An. Sông Vĩnh Định được đào dưới thời nhà Nguyễn đoạn mới đào từ La Duy đến Câu Hoan nối nhau tại Cửa Khâu và được đặt tên mới là Vĩnh Định, đoạn sông cũ gọi là Cựu Hà nay chỉ còn là con hói nhỏ, có đoạn đã bị cát lấp. Sông Ô Khê (Bến Đá) nối Ô Giang tại Trung Trường. Ngoài ra còn có nhiều con sông đào đưa nước từ trong cát ra sông cái làm cho đồng ruộng ở Hải Lăng bị chia cắt thành các ô nhỏ. Đặc biệt sau ngày hòa bình thống nhất đất nước Việt Nam, năm 1978, chủ trương của tỉnh Bình Trị Thiên lúc bấy giờ cho đào một dòng kênh dài từ Đập Trấm dẫn nước về cho những cánh đồng thuộc huyện Triệu Hải (nay thành hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng như xưa).Dòng kênh này có những nhánh tỏa ra nhiều vùng để cung cấp nước cho những cánh đồng xa các dòng sông cũ.
Lịch sử một số làng, xã
          Làng Hưng Nhơn xã Hải Hòa:
LÀNG HƯNG NHƠN

Theo sử sách nước ta, trước năm 1975 nhân dân phía Bắc vào Nam có hai đợt lớn: Một là năm 1306 và hai là năm 1558.
Năm 1306, khi vua Chiêm thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý (nay là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) làm lễ vật dẫn cưới Huyền Trân Công chúa (con vua Trần Nhân Tông) thì nhân dân Thanh hoá, Nghệ an ồ ạt vào tiếp nhận. Đến năm 1558, khi Nguyễn Hoàng, tránh thế kìm kẹp của Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá (Quảng trị-TTH) nhân dân Thanh hoá Nghệ an lại rầm rộ đi theo. Dĩ nhiên các năm sau đó nhân dân vẫn rải rác vào.
Theo lời tựa trong tộc phã họ Nguyễn (Đức, Hữu, Như) họ xếp thứ tự khai canh thứ hai trong sáu họ của Làng. Lời tựa nói rõ: Ba ngài từ đất Hoan châu - Nghệ an theo  Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào năm 1558 (Mậu Tý).Sinh thời ,Ngài cùng hai anh từ đất Hoan Châu (nay tỉnh Nghệ An) vào Nam theo tiếng gọi của Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng sau này là Chúa Tiên là Gia Dụ Hoàng Đế,khoảng giữa thế kỷ 16(cách đây khoảng 450 năm)ngài nhập ngũ,tham gia chinh chiến,hai anh ở lại khai khẩn đất đai.sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về cùng hai anh tiếp tục dựng xây cơ đồ và thành lập nên Họ Nguyễn(Đức,Hữu,Như).Ông cả được tôn làm Thỉ Tổ thuộc nhánh Đức,ông hai được tôn làm Trọng Tổ thuộc nhánh Hữu và ông ba được tôn làm Quý Tổ thuộc nhánh Như.
          Ngài Quý Tổ do lập được nhiều chiến công trong quân ngũ nên Ngài được phong tặng VÕ ĐỊCH ĐẠI TƯỚNG QUÂN,ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG TÔN THẦN.Triều đình còn chỉ dụ cho làng lập miếu thờ và cử người hương khói,tổ chức cúng lễ hàng năm.Tuân lệnh triều đình,làng lập miếu thờ tại ranh giới giữa làng Hưng Nhơn và An Thơ.tên miếu là Tả thần hoàng trên khuôn viên rộng,nhiều cây cổ thụ,có bóng mát xanh tươi bốn mùa.Ai qua đó cũng nhận rỏ vẽ thâm nghiêm của khu miếu.Nhân dân thường gọi tên rất tôn kính là Miếu Ông.
MIẾU ÔNG

Về tiểu sử của Ngài, đến nay chúng ta còn biết rất ít kể cả tên thật của Ngài- Xin dâng lên ngài mấy dòng hoài niệm:

Miếu nhỏ thờ Đại tướng
Chắc ngài quá thanh liêm
Và không có của riêng
Sợ cháu con tốn kém

Thửơ xưa ngoài trận chiến
Doanh trại khắp đông tây
Cờ xí rợp trời mây
Mấy binh đoàn voi ngựa

Giặc tan về xứ sở
Yên nghĩ nấm mồ xanh
Như chiến sĩ vô danh
Không bận lòng toan tính

Đến triều vua Khải Đinh
Phong sắc tặng ấn vàng
Võ địch đại tướng quân
Võ địch đại tướng quân…
Mộ Ngài được an táng tại cồn Mồ Lớn và Họ đã xây lăng mộ rất kiên cố
          Miếu ngài trước đây được dựng bằng gỗ tốt,lợp ngói nhưng do lâu ngày bị xuống cấp,nhất là khi giặc Pháp đến đóng đồn,chúng phá phách chặt hết cây cối làm cho khu miếu trở nên trơ trọi hoang vắng.
          Sau ngày thống nhất đất nước (1975) làng đã dựng miếu thờ trên nền miếu cũ và tổ chức việc thờ cúng như trước đây.
          Thật là may mắn và hiếm thấy là trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt,nhà thở Họ bị thiêu huỷ và đại hông thuỷ nhưng tộc phả và các sắc phong tặng của triều đình vẫn được giữ nguyên vẹn và nhờ đó chúng ta có cơ sở để tìm chân dung ngài.Cho phép chúng tôi được phép cám ơn các vị chức sắc và con dân trong họ(kể cả những người đã khuất) đã tìm cách chôn cất di,di chuyển,bảo quản mà di sản còn có đến hôm nay. 

Theo cuốn sách nhan đề là Ô châu cận lục ghi chép đề cập đến nhiều phương diện liên quan như núi sông, sản vật, phong tục, thành quách, danh lam. phú thuế, quan chức, nhân vật…của dải đất miền trung đặc biệt là hai châu Ô, Lý.
Ô châu cận lục do Dương Văn An, Thượng thư triều Mạc Phúc Nguyên (1547-1553) biên soạn. Dương Văn An người xã Tuy lộc, huyện Lệ thuỷ, tỉnh Quảng bình. Năm 31 tuổi  ông  đỗ  Đồng  Tiến  sĩ  khoa  Đinh  Mùi – 1547. Năm 1553 ông dựa vào hai tập sách của hai bạn đòng hương (sử không ghi tên hai vị này -NTX) ông thu thập thêm những điều tai nghe mắt thấy, rồi bổ sung, hiệu đính, nhuận sắc… và lưu truyền lại ngày nay.
Quyển sách có 6 tâp,trong đó quyển ba nói về phân chia đơn vị hành chính. Hai châu Ô, Lý này (gọi Trị, Thiên cho dễ nhớ) chia ra 6 phủ huyện. Huyện Hải lăng là huyên duy nhất không thay đổi tên. Hải lăng có 49 xã gồm An thư (An thơ), Vĩnh hưng (Hưng nhơn) Văn quĩ, Câu nhi, Hà lộ (Hà lỗ)… cho đến xã thứ 49.

Làng Trà Trì, xã Hải Xuân.
Năm 1428, Bình Định Vương quét sạch giặc Minh, Lê Thái Tổ lên ngôi. Với kinh nghiệm binh pháp “Động vi Binh, Tịnh vi Dân ” từ binh tướng Lê Gia Hoàng Tộc đến thứ dân các họ đồng loạt Nam tiến, mở rộng tiền đồ Khai Trấn Nam Thiên. Khoảng năm 1430 – 1440, tổ họ Lê Nhứt, làng Trà Trì gồm hai anh em Lê Gia Hoàng Tộc cùng Tổ bốn họ: Nguyễn, Hoàng, Trần, Hồ vào khai phá đất Trà Trì. Trong cuộc Nam tiến năm 1470, huy động toàn lực họ Lê. Ngài em, húy Lê Thanh Tùng, về kinh nhận chiếu, dù tuổi đã vào độ trung niên tiên phong lĩnh chỉ, ghi danh số 1 vào trong số 281 ngài. Ngài đã hy sinh ở chiến trường, nhục thân được đưa về quê, quàn ở đầu làng, nơi giáp ranh Văn Vận (bây giờ sát đường cái quan) bên bờ sông Vĩnh Định. Tương truyền rằng đến khi tẩm liệm ngài, một giọt máu đào đã rơi xuống thắm đỏ vào đất. Chính tại nơi đây, dân làng đã kính trọng dựng ngay miếu thờ. Mộ ngài được làng lập tại xứ Cồn Miếu. Được vua phong “Bổn thổ quan đặc tiến Phụ quốc Lưu quận hầu Lê Qúy Công tôn thần”. Như vậy ngài là Thần hoàng làng Trà Trì, thờ ở chính điện đình và chùa, cùng với ngài anh Sơ tiền khai khẩn đồng bốn tộc Nguyễn – Hoàng – Trần – Hồ. Dân làng tứ thời hương khói, xuân thu nhị tế. Ngài khai khẩn làng cũng là Thủy tổ họ Lê Nhứt làng Trà Trì. Làng có miếu tứ vị đại càn quốc gia Nam hải thượng đẳng thần[1].
Theo sách "Ô châu cận lục" của tiến sĩ Dương Văn An(xb 1555) thì làng Trà Trì xưa gồm Trà Trì Thượng và Trà Trì Hạ. Về sau đến thời chúa Nguyễn Hoàng thì Trà Trì Hạ(phía dưới nguồn sông Vĩnh Định gồm nhiều đồi cát và một cái hồ lớn gọi là hồ Lùm Giàng) đổi thành làng Trà Lộc, còn Trà Trì Thượng (phía trên sông Vĩnh Định)thì đổi thành làng Trà Trì.(Theo nguồn Tài liệu mục BẢN DẪN VÀ CHÚ GIẢI TÊN LÀNG XÃ TRONG Ô CHÂU CẬN LỤC do Văn Thanh và Phan Đăng phiên dịch và ghi chú (NXB Chính Trị Quốc gia Việt Nam, XB năm 2009, tr.196)
Làng Đơn Quế, xã Hải Quế
Vào thời vua Hồng Đức, khoảng giữa thế kỉ 15, một vị quan họ Lê (Lê Qúi Công, thụy Tán Trị) được vua cử vào vùng Ô Châu đánh nhau với Chiêm Thành. Chức danh là Tổng Chấp lịnh quan Khai quốc Công thần. Theo truyền khẩu, ngài giải vây cho vua ở thôn Cổ Lũy. Sau đó, ngài đến vùng mà ngày nay là thôn Đơn Quế thuộc xã Hải Quế, qui dân lập làng. Ngài có 2 anh em trai cùng với 8 vị khác cùng khẩn hoang xây dựng nên làng xóm. Thành lập ra 9 dòng họ trong làng. Ngài Lê Qúi Công là người có công khai khẩn đầu tiên nên dòng họ của ngài được gọi là Lê Nhất tộc thôn Đơn Quế. Khi qua đời, ngài được dân làng thờ cúng trong đình làng, được vua sắc phong “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Chi Thần”[2].
Làng Câu Hoan, xã Hải Thiện
Vào khoảng đầu thế kỉ 16 theo khuyến khích của triều đình, gia tộc họ Lê cùng các họ tộc như họ Đặng, họ Bùi, cùng 12 họ khác vào đây, khai hoang và lập làng. Ban đầu xã Hải Thiện có tên là làng Câu Hoan do ngài Lê Xuân Đô khai canh. Là con của dòng dõi gia đình quý tộc của triều đình nhà Lê. Hậu nhân vẫn còn rất nhiều nhân tài, thi cử đỗ đạt, hiện nay có giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát, học vấn uyên thâm nổi tiếng không những trong nước mà cả thế giới.
Làng Phú Long, xã Hải Phú (nay ghép thêm xóm Hồ thành thành Phú Hưng)
Làng Phú Long được hình thành từ danh nghĩa của hai làng Phú Xuân (xuất xứ) ở Huế và làng Long Hưng, Hải Lăng, Quảng Trị. Theo sử sách đã ghi rằng, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi(1738), trở về lại lập phủ chính tại Phú Xuân và xây dựng rộng lớn hơn trước gọi là đô thành Phú Xuân (1739). Do đó, trước khi xây đô thành này, chúa Nguyễn đã cấp chỉ cho dân làng Phú Xuân được đi tìm nơi khác để định cư sinh sống. Trong số dân di cư ấy có gia đình cụ Nguyễn Bá Dung cùng con trai là Nguyễn Bá Khôi ra trú ngụ tại làng Long Hưng, Quảng Trị để lo làm ăn sinh sống. Trải qua mấy đời ở Long Hưng làm nông nghiệp, đến đời thứ 5, ông Nguyễn Bá Văn (tức Mân) đã tìm ra nơi có thể lập ấp canh tác làm nương rẫy, ruộng đồng... Về sau ông đã chiêu mộ thêm đân của một số dòng tộc khác đến lập nghiệp tại vùng này. Lúc bấy giờ gọi là Phường Mộ. Dân làng cùng nhau canh tác, nuôi trồng tại các vùng rồi đặt tên xứ An Lạc, Phong Tài,Tâm Quy, Hoàng Tích... Theo sách Đồng Khánh Địa dư chí thì vùng này được gọi là Phường Phú Xuân (gần làng Tích Tường). Mãi đến đời Tự Đức 32 (năm 1878) được vua Tự Đức cấp bộ hàm, khuôn dấu lập phường hiệu Phú Long.
Theo sách Đồng Khánh Địa dư chí thì vùng này được gọi là Phường Phú Xuân (gần làng Tích Tường). Mãi đến đời Tự Đức 32 (năm 1878) được vua Tự Đức cấp bộ hàm, khuôn dấu lập phường hiệu Phú Long. Ngôi đình làng Phú Long được xây dựng đầu tiên ở vùng Phong Tài, sau chuyển về xứ Tâm Quy và xây miếu Thành Hoàng tại xứ Hoàng Tích. Dân làng Phú Long xưa và nay chủ yếu sinh sống dựa vào nông lâm nghiệp. Một số làm nghề thuốc Đông y gia truyền như cụ Hân, cụ Khánh, cụ Chinh, cụ Đàm, cụ Sam, cụ Liễu...
Làng Phú Long tồn tại 7 họ: Nguyễn Bá, Trương, Phạm, Nguyễn Văn, Bùi, Lưu, Hoàng. Các vị làm Trưởng làng từ trước đến nay là: Cụ Nguyễn Chánh, Nguyễn Bá Diệu, Nguyễn Bính, Trương Sơn, Nguyễn Kiện, Nguyễn Nại, Nguyễn Xử, Trương Mẫn.
Ngôi đình làng Phú Long được xây dựng đầu tiên ở vùng Phong Tài, sau chuyển về xứ Tâm Quy và xây miếu Thành Hoàng tại xứ Hoàng Tích. Tuy làng Phú Long ta là một làng nghèo về vật chất nhưng rất giàu về tinh thần yêu nước và tình cảm bà con xóm làng. Đặc biệt ngày xưa thời nhà Nguyễn có cụ Nguyễn Bá Khánh (tức Chước) là một ngự y đã được vua ban cho hàm tước Viện Hàn lâm Đãi chiếu (năm Đồng Khánh thứ 3).
Con cháu trong làng đã gắng công học hành thành đạt và đóng góp đáng kể cho các ngành nghề của đất nước. Hiện nay đã có nhiều vị Giáo sư,    tiến sĩ, thạc sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư, bác sĩ.v.v… Như GS. TSKH Nguyễn Mạnh Duy, GS.TS. Nguyễn Bá Hưng, TS. Nguyễn Thị Ngân Hà, TS. Nguyễn Khắc Viễn, TS Nguyễn Bá Du, TS. Nguyễn Kim Khánh, TS. Nguyễn Sơn, nhà nghiên cứu Văn hóa, Lịch sử Nguyễn Hồng Trân…
Mọi người dân làng Phú Long luôn luôn nghĩ đến quê hương và tự hào với truyền thống xây dựng bảo vệ làng. Đồng thời không bao giờ quên ơn các vị Tổ Tông đã dày công vun đắp nên truyền thống làng và cũng luôn ghi nhớ công lao của các vị con cháu làng đã chịu nhiều gian nan, đau khổ, để chống giặc thù, giữ gìn cho quốc thái dân an.
Làng Long Hưng - xã Hải Phú
Làng Long Hưng ngày nay tức là làng Long Đôi ngày xưa (Theo sách "Ô CHÂU CẬN LỤC" của TS. Dương Văn An -bản chữ Hán, XB năm 1555.Về sau này đã phiên dịch ra Việt ngữ. Bản phiên dịch và chú giải của Văn Thanh và Phan Đăng, NXB Chính trị Quốc gia Việt Nam, XB 2009, mục bản dẫn và chú giải các làng xã trong ÔCCL, trang 196). Nguồn gốc làng này là từ ngoài Bắc vào.
Có tài liệu nói rằng làng này từ tỉnh Thái Bình, có tài liệu lại ghi từ tỉnh Nam Định vào lập nghiệp. Nhưng theo một số nhà sử học nghiên cứu gần đây thì cho rằng một số dân làng Long Đôi từ Thái Bình vào định cư và lấy tên làng gốc Long Đôi từ xứ Thái Bình là có lý. Nhưng đến thời các chúa Nguyễn thì đổi tên làng Long Đôi thành làng Long Hưng.Vì kiêng húy tên bà mẹ chúa Nguyễn Phúc Thái (Phúc Trăn) tên là Tống Thị Đôi. Tên làng Long Hưng cũng là tên của một làng cổ từ xứ Thái Bình. Làng Long Đôi xưa(nghĩa là Rồng trên đồi) từ thời chúa Nguyễn đến nay, tên làng là Long Hưng (nghĩa là Rồng lớn mạnh, hưng thịnh).Làng Long Hưng xưa chỉ có họ Trần, họ Văn, họ Nguyễn.
Họ Trần với các vị tiền thân như Trần Công Luật, Trần Công Đạt và họ Văn với vị tiền bối là Văn Liễu. Về sau làng này các họ tộc tách thành hai như hai họ Trần (Trần nhất và Trần nhì), họ Văn cũng có hai họ Văn Ngọc và Văn Viết. Họ Nguyễn cũng có hai họ.
Con cháu trong làng đều có công xây dựng làng phát triển và học hành thành đạt. Có một số người có học vị Tiến sĩ, học hàm Giáo sư như: GS.TS Văn Ngọc Hướng,GS. Trần Viết Ngạc, GS. Trần Kim Thành, TS. Trần Kim Khoan,Thạc sĩ Văn Thanh...
Làng Thượng Xá, xã Hải Thượng
Làng Thượng Xá ngày nay có gốc tích tên làng Hoàng Xá từ ngoài Bắc một số dân vào Nam lập nghiệp từ xa xưa vào khoảng năm 1307, sau khi công chúa Trần Huyền Trân (con gái vua Trần Nhân Tông) đi lấy chồng sang nước Cham-Pa với vua Chế Mân. Làng Hoàng Xá xưa ở ngoài Bắc có ở một số nơi như ở huyện Từ Liêm (Hà Đông), ở Quốc Oai (Sơn Tây), ở Vũ Thư (Thái Bình) …nhưng chưa biết chính xác làng Hoàng Xá của tỉnh nào vào Nam vùng Quảng Trị định cư và lấy tên làng như ở chính quê gốc là Hoàng Xá. Về sau, đến thời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng (1558), làng Hoàng Xá đã đổi thành làng Thượng Xá vì kiêng húy tên chúa là Hoàng. (Theo sách của TS. Dương Văn An xưa “Ô CHÂU CẬN LỤC” xb-1555, bản phiên dịch Việt ngữ của Văn Thanh và Phan Đăng, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2009, mục bản dẫn và chú giải, trang 171: Hoàng Xá- Thượng Xá). Làng Thượng Xá trước đây có các họ tộc như: họ Phan (hai họ Phan: Phan Thanh và Phan Văn), họ Lê (hai họ Lê: Lê Hữu và Lê Quang), họ Trần, họ Nguyễn. Về sau này có thêm các họ khác nữa. Làng Thượng Xá có cụ Phan Duy Tân (tức Phan Thanh Tân) là cử nhân Hán học ngày xưa (Khoa thi năm Canh Ngọ 1870) được cử làm quan Ngự sử, rồi Chưởng Ấn thuộc bộ Lễ triều Nguyễn (Theo sách Hương khoa lục triều Nguyễn và quyển Gia phổ họ Phan Thanh Làng Thượng Xá đã ghi). Con cháu trong làng đã gắng công học hành thành đạt. Hiện nay đã có một số vị có danh tiếng Quốc gia như Nhà báo Lão thành Phan Quang, nhiều người đạt học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Cử nhân, Kiến trúc sư, luật sư… như GS.TS. Lê Công Thưởng, TS.Phan Thanh, TS. Phan Thị Vân, TS. Phan Thanh Tuấn, Th.S Phan Quận, Th.S. Lê Hữu Giáp, Th.S Phan Thanh Vĩnh, Th.S Phan Thanh Quang …
Làng Quy Thiện, xã Hải Quy
Làng Quy Thiện xã Hải Quy ngày nay chính là làng Tri Lễ ngày xưa. Do biến cố của phong trào Cần vương năm 1885 mà sinh ra vụ xung đột giữa đồng bào không theo đạo với những người theo đạo Thiên chúa rồi gây nên chuyện giết hại lẫn nhau. Vì thế mà sau đó chính quyền Nam triều dưới sự điều khiển của Pháp buộc phải đổi lại tên làng Tri Lễ(biết lễ nghĩa) thành làng Quy Thiện(về với sự lành).
Nguồn gốc làng Tri Lễ xưa là từ ngoài Bắc vào Nam lập nghiệp, cũng chưa có tài liệu nào nói rõ làng Tri Lễ ngoài Bắc thuộc tỉnh nào vào. Vì một số làng ngoài Bắc đều có tên là làng Tri Lễ như ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, làng Tri Lễ ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An...
Cụ Thái Văn Toản (cựu Thượng thư Bộ Lại triều Nguyễn thời Bảo Đại) đã nói lại với dân làng Quy Thiện rằng làng gốc là Tri Lễ từ huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An. Điều này cũng chưa tìm thấy cứ liệu xác thực để khảng định.
Theo cuốn “Trạng nguyên, tiến sĩ hương công Việt Nam’’ (trang 247) Cử nhân Lê Thanh Bạch người xã Trí Lễ, huyện Hải Lăng , tỉnh Quảng Trị . Thi hương khoa Đinh Mùi , Thiệu Trị thứ 7 ( 1847) tại trường Thừa Thiên , Làm quan tới chức tri phủ Thuận An ( Thành ?) , chết trận được thăng hàm thị độc” .
Làng Quy Thiện xưa và nay có các họ tộc: họ Thái, họ Lê, họ Nguyễn, họ Võ… Dân làng lo làm ăn sinh sống bằng nghề nông là chính, đồng thời có nghề làm gạch ngói cũng phát đạt một thời và có uy tín thương hiệu Gạch ngói Quy Thiện. Nhưng tiếc rằng đến nay nghề đó không duy trì được nữa vì nguồn đất sét do phù sa bồi đắp không còn nữa.
Dân làng Quy Thiện ngày nay lương và giáo đoàn kết làm ăn yên ổn. Con cháu của làng học hành thành đạt và đã đi làm việc ở nhiều nơi trong nước và nước ngoài. Một số người đã có học vị cao như TS. Thái Lê Thắng ,GS. Thái Văn Châu, TS. Thái Văn Minh, GS. TS. Thái Văn Cẩn, và nhiều Cử nhân, Kỹ sư, Luật sư, Bác sĩ v.v…
Hiện nay, dân làng đã xây lại khang trang các đình chùa, các nhà thờ họ để bà con có nơi sinh hoạt cộng đồng trong những dịp lễ hội, việc làng, việc họ được thuận lợi, vui vẻ, đầm ấm tình quê.
*Danh nhân Hải Lăng:
Bùi Dục Tài, năm thi đỗ: 1502 (thời vua Lê Hiển Tông); Nguyễn Đức Hoan, năm thi đỗ: 1835 (thời vua Minh Mạng); Nguyễn Văn Hiển, năm thi đỗ: 1847; Lê Mạnh Thát sinh năm 1943 .. biết khoảng 15 thứ tiếng hiện là chủ tịch IOC phật giáo Liên Hiệp Quốc
Giao thông :Từ bắc vào nam có tuyến đường sắt chạy song song với đường bộ (Quốc lộ 1A) ở phía tây, còn phía đông có tỉnh lộ 68 nối Thị xã Quảng Trị cửa Thuận An, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đường Hải Thượng-Hải Sơn (Quốc lộ 1A cũ). Đường TX Quảng Trị-Hội Yên, Đường Ven biển từ cửa Việt đi Hải Khê, Đường Phú Hải đi Hải Dương, Tỉnh lộ 8 nối huyện lỵ Hải Lăng với bãi biển Mỹ Thủy. Đường Hải Sơn- Hải Hoà, đường Thị trấn hải Lăng đi Hải Xuân, Đường vào Trằm Trà Lộc, đường Triệu Trung đi Hải Lệ, đường Phương Lang- Thuận Đức, Đường Cứu nạn Hải Trường-Hải Dương (đang nâng cấp bảy làn xe. Trên địa bàn huyện có 2 ngã năm tại Diên Sanh và trên cát Hải Vĩnh. Lưu ý rằng, đường quốc lộ 1A đoạn từ Mỹ Chánh đến đầu làng Long Hưng đã được xây dựng mới sau năm 1960 để tránh lũ lụt qua các vùng thấp. Đoạn đường cũ từ Mỹ Chánh qua Trường Sanh, Diên Sanh, Mai Đàn, Thượng Xá, An Thái, Đại Nại trở thành đoạn đường liên thôn,liên xã.
Du lịch-ẩm thực:
BÁNH CANH CÁ LÓC

BÁNH LỌC MỸ CHÁNH

THỊT CHUỘT HƯNG NHƠN

BÁNH ƯỚT PHƯƠNG LAN

Trên địa bàn Huyện có khu du lịch sinh thái Bàu Giàng, Trằm Trà Lộc nằm trong tour Thành Cổ-La Vang-Bàu Giàng-Mỹ Thủy. Đặc sản của huyện nổi tiếng là vùng gạo ngon đậm đà, rượu Kim Long với thương hiệu XiKa, nước nắm Mỹ Thủy, bánh bột lọc Mỹ Chánh, chao bot [hai lang],ớt ướp (Câu nhi) Hải tân, Canh ám cá tràu làng Lam Thủy, bánh ướt làng Phương Lang,...ốc nhồi Hải Thiện (là món đặc sản nhất trong các đặc sản ) ở làng Hưng Nhơn nổi tiếng món thịt chuột ...
Dự án
Cảng biển Mỹ thủy 150 triệu USD tạo hành lang kinh tế đông tây nối từ biển Mỹ thủy, đến cửa khẩu Lao Bảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét