Từ
khi bình minh chưa thức giấc, những đôi gánh đã ở trên vai vội vã. Đến khi đêm
về, lại thấp thoáng những đôi gánh nặng trĩu trên vai hòa cùng tiếng dép mà
khàn giọng với lời rao “Ai chè không?” “Ai rau muốn”…
Những
hình ảnh ấy như in khắc trong từng con đường nhỏ ở quê tôi ngày xưa đó. Họ sải
bước trên những con đường quê gập ghềnh, dù dầm trong mưa hay
dưới ánh nắng chói chang của mùa hè, trong cái lạnh giá của mùa đông...
Dù
thế nào, tôi cũng thấy những nụ cười thân thiện và dễ mến của họ luôn nở rộ
trên khuôn mặt rám nắng và đầy những nếp nhăn… Có khi tôi lẩn thẩn nghĩ, đôi
gánh sao cứ đè nặng trên vai những người mẹ, người chị suốt cả cuộc đời. Có lúc
tôi lại thầm cảm ơn cuộc sống, bởi cũng từ những đôi gánh ấy, những người phụ
nữ tảo tần có thể nuôi sống cả một gia đình… Nhiều đứa con ăn học thành tài
trên đôi gánh đơn sơ nhưng trĩu nặng ấy…
Thời
gian thấm thoát thoi đưa hình ảnh mẹ sớm hôm gồng gánh lại bị nhạt dần trong
tâm thức của con người hiện đại.Hãy cùng tôi xem và hồi tưởng lại những hình ảnh đó nhé!!!!!
Xin một lần ghé qua bài Áo em cài hoa trắng của Võ Hồng. Bông hồng cài áo của thầy Nhất Hạnh hết sức đằm thắm khi cảm nhận về mẹ đơn sơ, giản dị,"Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận". Nhưng Áo em cài hoa trắng lại minh chứng tình cảm của người cha "Má ơi! Ba không nghiêm khắc với con như má hằng lo sợ hồi má còn sống. Ba uốn nắn con nhẹ lắm, nhẹ hơn uốn nắn cây măng non. Ba quý trọng những giờ phút quấn quít cạnh nhau của mẹ con ta, hồi xưa và cả bây giờ và mãi mãi sau này nữa, má có biết không?"
Trả lờiXóa