Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT Ở NƯỚC TA ĐẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945


Ăn ruộng”

ở làng Hưng nhơn trước 1945

 Lời dẫn:Tôi xin trích những nét chính trong chính sách ruộng đât ở nước ta đến trước Cách mạng tháng 8 - 1945

Chính sách ruộng đất trước 1945

     Quy tắc điền thổ truyền thống ở Việt Nam: đất ruộng trong nước đều là của nhà vua kể từ thời nhà Đinh, Tiền Lê, người nông dân nhận ruộng cày cấy và nộp tô thuế cho triều đình. Tuy vậy, trên thực tế những ruộng đất do người dân cày lâu ngày được coi như của riêng, có thể mua bán. Ruộng tư là đất riêng do tư nhân  khai hoang,trồng trọt và nộp thuế. Đất này có thể mua bán, cầm cố, có thể thừa kế, nếu triều đình muốn trưng dụng phải trả tiền bồi thường. Ruộng công là đất của công, do triều đình giao cho xã, thôn sử dụng và cấm bán, trừ một vài trường hợp có thể cầm cố trong hạn 3 năm, hết hạn phải lấy lại. Ruộng này cứ 3 năm phân chia lại 1 lần cho dân đế mỗi người đều có một số ruộng tương tự nhau một cách công bằng, cách này gọi là phép quân điền.
     Đến thời vua Gia Long đã phải ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân. Đạo dụ năm Gia Long thứ 2 (1803) ghi rõ:
"Theo lệ cũ thì công điền công thổ cấp cho dân, đem bán riêng là có tội, Phàm xã dân có công điền công thổ đều không được mua bán riêng, làm trái là có tội. Ai mua nhầm thì mất tiền...
        Tới thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều được hưởng 1 phần khẩu phân như nhau.Người già, người tàn tật thì được nửa phần, cô nhi, quả phụ được 1/3. Trong khi thực hiện quan lại, cường hào thường dành được những phần tốt hơn
        Sang thời Tự Đức vẫn diễn ra tình trạng này, triều đình tỏ ra bất lực,
……………………..
--**-----**-----**-----**-----**--
     Thuật ngữ “ăn ruộng” không biết xuất hiện ở quê ta vào thời gian nào,nó thay cho “phép quân điền” của nhà vua ban xuống. Tôi cũng không biết hiện nay ở làng ta viết trên văn tự là phân chia ruộng hay ăn ruộng như xưa. Về hình thức chữ nghĩa thì nghe lạ: Ruộng mà lại ăn, ăn cơm ai lại ăn ruộng. Có lẽ quê ta người nông dân có ruộng mới làm nên hạt gạo, mới no.Khái niệm này cũng tương tự người dân Nghê Tĩnh “ăn thuốc”.
    Suy nghĩ, tôi thấy khái niệm “ăn ruộng” thật hay thật đúng ý nghĩa đích thực của nó.Ta thử hiểu chia hay phân chia có nghĩa là một bên chia và một bên nhận, người nhận không có quyền lựa chọn. cái quyền bình đẳng mà người dân có được. Ăn ruộng như ăn cơm. Đồng ruộng như một mâm cơm,có món ngon món dở…ai thích món nào gắp món đó. Tuyêt vời ! Tuy vậy đồng ruộng quê ta chất lượng khác nhau xa. Làm thế nào để có giá trị tương đương (tám-chín- mười) cũng là vấn đề khó. Nghiên cứu phương án này phải dầy công. Tôi tin các kỳ đại hôi Nông dân làng sẽ tìm được phương án khả dĩ.
    Làng ta tất cả là ruộng công không có ruộng tư. Tôi nhớ không chắc lắm hình như năm 1944 hay đầu năm 1945 làng ta chia ruộng theo thông lệ 3 năm/ lần.Sau khi trích các loại ruộng cho việc thờ cúng…còn bao nhiêu chia đều cho số đinh hiện có (từ 18 đến 60) Già lão tàn tật,cô nhi, quả phụ có được chia không tôi không rỏ.Việc ăn trước sau theo thứ tự phẩm hàm. Cụ thể tiên chỉ là Trần Văn Lý (tam hay tứ phẩm) không thấy ai ngũ lục phẩm đến thất phẩm như Thất Cẩn, thất Chiểu, đến bát phẩm như bảt Kế, bát Bệ bát Phổ…đến cửu phẩm, thập (người đi lính) học sinh đậu yếu lược trở lên (không rỏ tú tài xếp vào hạng nào) Hết hạng này là đến bạch đinh. Bạch đinh xếp theo tuổi ai cao tuổi ăn trước,rồi còn tiếp là những người không có ông tổ Khai canh (gọi là ngụ cư) Còn các cụ Hương Lý ăn theo hạng nào tôi cũng không rỏ.
   Hương ước của làng là người dân trực tiếp ăn ruông, dù phần ruộng đó đã bán và cũng chỉ được bán cho người trong làng (không được bán cho người làng khác).Người mua ruộng trình khế ước mua bán, người bán giao người mua nhận thay phần ruộng của mình. Thời bấy giờ việc bán “ruộng non” diễn ra thiên hình vạn trạng. Có thể thấy hồi đó làng ta chỉ một số khá giàu như Trần văn Trinh, Trần văn Hoàng Trần văn Liễn, một sồ mới trỗi dậy như thất Cẩn, thất Chiểu, biện Châm…còn không mấy ai có máu mặt, có chăng cũng có thể mua vài suất, cũng có những người làng khác thì thọt với những đại gia làng ta gửi tiền mua trước v.v…
   Chia diện tích như nhau nhưng chất lượng mới là cái đáng nói:Khái niệm ăn ruộng như trên đã nói là tuyệt vời là công bằng thứ tài sản tổ tiên khai khẩn để lại cho con cháu.Thế nhưng thực tế lại chỉ công bằng về hình thức và xét cho cùng khi thực hiện (ăn ruộng) là không công bằng một cách đau đớn.
  Trước khi ,nói cảnh ăn ruộng. Tôi xin nói qua chuyện tại sao lại bán ruộng: bởi đó là gia đình quá nghèo bán phần ruộng của mính (sẽ được chia lần tiếp sau 3 năm nữa) để sống qua ngày, là gia đình gặp khó khăn thiếu nơi giúp đỡ, (bán trước thời kỳ chia ruộng là bán ruộng non) con gia đình không có sức lao động thì có thể bán hoặc cho cấy rẽ.Trong số Bán ruộng non này có người cả đời không biết mình cũng có mảnh ruộng trên cánh đồng mà tổ tiên để lại, vì họ luôn phải bán non mỗi 3 năm trước và tiếp bán ruộng sẻ được chia lần chia 3 năm sau….
     Hương ước cấm không được bán ruộng cho người làng khác có nét đẹp của quê hương nhưng xét về mặt “thị trường cung cầu” thì bị thu hẹp.Ở quê ta hồi đó nông dân các làng lân cận như Mỹ xuyên,Trạch phổ v.v…sẵn sàng mua với giá cao hơn, nhưng buộc lòng phải bán cho trong làng với giá rẻ mạt.  
---****---****---****---****---
     Những ngày ăn ruộng là như những ngày hội vì ai cũng muốn kiếm cho mình đám ruộng ưng ý, thuận lợi, không được mặt này thì được mặt khác. Tuy biết chưa đến lượt mình cũng đến lân la dò xem nơi ấy, nơi kia ai ăn chưa, rồi xuýt xoa tiếc nuối v.v… Tôi tuy mới 15,16 tuổi cũng luôn có mặt vì đây là lần đầu tiên biết đến chuyện làng ăn ruộng. Háo hức nghe các ông các bác bàn tán lần chia ruộng kì trước, những hy vọng lần này…Qua mấy ngày lạ lẫm, bở ngỡ mấy “đứa tôi” (cùng lứa học trò) hết háo hức bởi những tiếng thở dài của các bác nông dân. Tôi hình dung giữa đình làng (nơi ăn ruộng) vừa vô cùng vui vẻ, ồn ào và  lộn xộn vừa vô cùng nín chịu buồn bã, có bác vừa đi vừa lẩm bẩm rồi                                                                                                                                                                                                                                                                                                                “đâu vào đấy” cả thôi.
     Các Đại gia đã nhắm sẵn: Đại gia A  có trong tay mấy suất dự định chiếm khoảnh (đạc) nào, đại gia B chiếm đạc nào, đại gia C hoặc ông nầy bà nọ tuỳ chừng mấy mẫu mà chiếm đạc X hay Z v.v… Họ chỉ cần “ăn” phần của họ (khoảng 3 sào) lên đầu đạc thì đố ai dám “ăn” tiếp đạc ấy mặc dầu đên phần mình và thich ăn chổ đó.Thực tế đó rỏ ràng nhiều vị bát cửu phẩm chưa chắc đã ăn được ruộng tốt hơn ruộng bạch đinh bán cho đại gia. Cứ thế, cứ thế liền đạc liền vùng ruộng tốt mặc dầu mua những ruộng hạng bạch đinh, mua “ruộng non” giá như bèo như cho không. Có ai ngây thơ hỏi tại sao họ không làm mà giầu có đến vậy? Người dân nghèo khổ đến vậy? Người giàu thì bình chân như vại, số rất ít hí hửng có được chổ tàm tạm còn đa số lầm lì như không có sự kiện quan trọng thiết thân với đời sống gia đình họ. Đối vối họ 3 năm, 3 năm và 3 năm mãi mãi là nỗi ám ảnh không lối thoát, nếu không có cuộc cách mạng của thời đại.
               Nguyễn Thanh Xuân  Email: nhuxuan29@gmail.com
   
   

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

ĐÔI GÁNH



Từ khi bình minh chưa thức giấc, những đôi gánh đã ở trên vai vội vã. Đến khi đêm về, lại thấp thoáng những đôi gánh nặng trĩu trên vai hòa cùng tiếng dép mà khàn giọng với lời rao “Ai chè không?” “Ai rau muốn”…




Những hình ảnh ấy như in khắc trong từng con đường nhỏ ở quê tôi ngày xưa đó. Họ sải bước trên những con đường quê gập ghềnh, dù dầm trong mưa hay dưới ánh nắng chói chang của mùa hè, trong cái lạnh giá của mùa đông...
Dù thế nào, tôi cũng thấy những nụ cười thân thiện và dễ mến của họ luôn nở rộ trên khuôn mặt rám nắng và đầy những nếp nhăn… Có khi tôi lẩn thẩn nghĩ, đôi gánh sao cứ đè nặng trên vai những người mẹ, người chị suốt cả cuộc đời. Có lúc tôi lại thầm cảm ơn cuộc sống, bởi cũng từ những đôi gánh ấy, những người phụ nữ tảo tần có thể nuôi sống cả một gia đình… Nhiều đứa con ăn học thành tài trên đôi gánh đơn sơ nhưng trĩu nặng ấy…
          Thời gian thấm thoát thoi đưa hình ảnh mẹ sớm hôm gồng gánh lại bị nhạt dần trong tâm thức của con người hiện đại.
          Hãy cùng tôi xem và hồi tưởng lại những hình ảnh đó nhé!!!!!









Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

TOÀN CẢNH LỄ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI HÒA


Trường Tiểu học Hải Hòa được xây dựng cách đây 30 năm, trải qua thời gian dài sử dụng cộng với ảnh hưởng của các đợt mưa lũ nên đã xuống cấp nghiêm trọng.được sự vận động của Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Việt Nam đã đóng góp kinh phí tài trợ để xây dựng một ngôi trường khang trang cho thầy cô, học sinh Trường tiểu học Hải Hòa.
Sáng ngày 17 tháng 4 năm 2012,  Lễ khởi công xây dựng Trường Tiểu học Hải hòa do Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai Miền Trung vận động Ngân hàng TMCP Công thương VN tài trợ ( VietinBank) trên 3,6 tỷ đồng ( trong đó vốn đối ứng 1,4 tỷ).Theo thiết kế, Trường tiểu học Hải Hòa sẽ được xây dựng có quy mô 2 tầng, 6 phòng học kiên cố có phòng vệ sinh kép kín, hiện đại với tổng diện tích khoảng 600 m2;
Sau khi hoàn thành, công trình sẽ đáp ứng tốt điều kiện dạy và học cho thầy cô, học sinh đồng thời cũng là nơi trú tránh an toàn cho người dân địa phương trong mùa bão lũ.
 Đến dự có bà Nguyễn Thị Vân, Phó GĐ Thường trực Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai Miền Trung; ông Hoàng Văn Vinh, UVTVHU, Phó Chủ tịch UBND Huyện Hải Lăng và lãnh đạo các phòng ban ở Huyện ; ông Nguyễn Đính , PGĐ Ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Quảng Trị và Các đồng chí Lãnh đạo ở xã, nhân dân, các thầy cô giáo và học sinh xã Hải Hòa đến dự. 
        Mở đầu chương trình bằng những tiết mục văn nghệ  do Thầy cô và các em học sinh biểu diễn


 Thành phần khách mời tham dự
Đại diện các ban ngành liên quan phát biểu:
Bà Nguyễn Thị Vân, Phó GĐ Thường trực Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai Miền Trung
Ông Hoàng Văn Vinh, UVTVHU, Phó Chủ tịch UBND Huyện Hải Lăng 
Thầy Nguyễn Thanh Trí bí thư chi bộ Hiệu trưởng nhà trường

 Lễ động thổ:




            Buổi lễ khởi công diễn ra tốt đẹp trong cái nắng chói chang của tháng tư. Niềm vui nối tiếp niềm vui, mong một ngày không xa ngôi trường sớm hoàn thành để chất lượng dạy và học của con em địa phương ngày một tốt đẹp hơn.








































                                                                       
http://nguyennhukhoa.blogspot.com/2012/04/khoi-cong-truong-tieu-hoc-tranh-lu-hai.html

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

NGẪU HỨNG 17.4




Cổng trường tuy nhỏ mà xinh
Tường rêu cổng sắt , dưới hình hoa văn
Bước vào thoang thoảng hương hoa
Trời cao xanh ngắt , mây là là bay.


Râm râm bóng mát hàng cây
Trưa trưa gió thổi lay cây rì rào .
Xa xa hoa sửa vẫy chào
Phượng hồng thấp thoáng thì thào gọi thương.


Cùng nơi khắp chốn sân trường
Học sinh đùa giỡn, thân thương chuyện trò
Người nói nhỏ, kẻ nói khá to
Xôn xao tiếng hát, tiếng hò du dương.


Vọng xa nghe tiếng giảng đường
Bao la trang trải tình thương cô thầy
Dạo quanh xa đó gần đây
Nơi đâu đẹp nhất Hải Hòa mình thương.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

ĐỌC VÀ SUY NGẪM


Đề bài: Tả về mùa hè và nêu cảm xúc của em khi tả bài văn?

Tiếng ve râm rang trên tán lá phượng xanh, xa xa thấp thoáng những đốm lửa như e lệ ẩn mình trong lớp đài hoa xanh mịn màng như phân vân chờ mùa hè.
Mỗi lần hoa phượng nỡ, lòng tôi lại rộn lên bao cảm xúc vừa vui lại vừa buồn, buồn vì phải xa ngôi trường thân yêu, còn lo lắng vì mùa thi đã đến. Năm học dười mái trường này biết bao kỷ niệm không thể phai mờ trong ký ức. Nhớ lần đầu tiên đi học “Mẹ dắt tay đến trường, cô vỗ về an ủi, chao ôi sao thiết tha”
Từng năm trôi qua êm đềm, từng lớp học sinh chuyển cấp xa trường rồi lại nhận các em nhỏ bỡ ngỡ vào lớp một. Thầy cô ở lại vẫn nụ cười thương, vẫn ánh mắt dịu hiền chứa chan…
Thế đấy, hè này cũng đến lượt tôi sẻ chia tay thầy cô bạn bè và ngôi trường tiểu học thân thương này. Tôi bâng khuân nhìn lớp học, hoa cỏ sân trường và cả cây bàng già góc sân. Chao ôi lưu luyến mãi không thôi. Đâu đó thấp thoáng bóng cô tôi với dáng người thanh mãnh, tâm hồn rộng mở, ánh nghiêm trang mà ẩn chứa bao nổi niềm.



                                                                                        Tác giả

Nguyễn Thị Ái Hà 5B

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

BẢN NHẠC BUỒN VÀ TÔI




Chết từng ngày,
Sống từng ngày,
Còn sống một ngày
Còn nhìn thấy quanh đây.
Hàng vạn cánh dơi tanh hôi bên đời
Từng bầy thú gian xum xoe môi cười
Tuổi trẻ ra đi về miền tăm tối...
Hàng triệu tiếng than nghe trên môi người
Tuổi trẻ chết oan trên tay nhân loại
Một đời Việt Nam nào có lâu dài.
Từng ngày sống,
Từng ngày lo,
Ngồi nhìn quanh,
Rồi lại chờ.
Một ngày mới,
Lòng buồn thêm,
Vì người chết nhiều mãi.
Từng ngày sống không vui,
Từng ngày chết cho ai,
Từng ngày chết cho ai,
Từng ngày hét la to,
Từng ngày sống âm u,
Một đời sống lao tù,
Từng ngày trong bóng tối,
Ngồi lặng nghe thế giới,
Buồn từng phút giây...
Sống từng ngày,
Chết từng ngày,
Còn sống một ngày ,
Là hẹn chêt mai đây.
Sống từng ngày,
Chết từng ngày,
Còn sống một ngày
Là hẹn chết không may.


Khi tôi buồn, tôi thích nghe nhạc. Những bản nhạc có âm hưởng buồn. Sau này, tôi quen và hay nhắn tin với một cô bạn. Và mỗi khi buồn tôi thường nhắn tin kể tất cả cho cô ấy.
Có người khi buồn thích đi tìm điều gì vui. Thì đó cũng là một phương cách? Chỉ biết rằng không ai giống ai về cung cách giải tỏa những tâm tư khúc mắc của mình?
Tôi vẫn muốn tôn trọng tất cả và muốn tất cả cùng tôn trọng nhau. Để hiểu nhau tốt hơn là không hiểu nhau?
Muốn hiểu nhau, theo như tôi biết về phía tôi, đó là chấp nhận ở người khác những gì người ấy làm. Chấp nhận để chia sẻ những gì có thể cùng chia sẻ, chứ hoàn toàn không có nghĩa là để bắt người đó phải theo những gì mình cho là đúng, mà người kia cho là sai. Tất nhiên giữa những chấp nhận này không hoàn toàn có nghĩa là đồng tình, nếu bản thân mình nhận thấy đâu đó sai với ý chủ quan của mình? Bởi giữa những điều gọi là đúng, sai kia, đôi khi chỉ có một lằn ranh như tơ mành để phân biệt. Bản chất của con người ta là cố hữu với những định kiến của mình, thêm vào những giá trị cuộc sống hiện thực đôi khi không giống nhau? Thế nên những đụng độ có khi xảy ra. Và nhiều khi từ một chuyện khởi đầu là nhỏ thôi, nhưng thay vì coi chuyện con voi thành con kiến, thì lại biến con kiến thành con voi? Ai sẽ là người phải đau đớn với những đụng độ này? Không ai, trước tiên là với chính bản thân hai người không hiểu nhau kia? Người nào cũng có lý lẽ của người đó, nhưng nỗi đau thì không có lý lẽ nào ngoài cảm nhận ê chề và ngao ngán của phần hồn trước cuộc-đời? Những đau đớn này sẽ lan truyền sau đó, có thể kéo theo nhiều người hay rất nhiều người xung quanh mối liên hệ của cả hai?
Con người ta ai cũng muốn đi tìm sự an bình cho mình ? Thế bạn có nghĩ sự an bình của bạn hôm nay chính là nhờ ở sự an bình của người khác, những người xung quanh bạn gần và xa...? Người ta thường hay nói đến phương cách Thiền Định tại Tâm. Không ai phủ nhận điều này, nếu đã từng thử nghiệm? Nhưng thiết nghĩ đó cũng chỉ là một phần nhỏ mà thôi, bởi con người ta sinh ra trong thế giới loài người là cùng loài người chung đụng đủ mọi lẽ sự-sống, không thể và khó mà tách rời mình như một tinh cầu cô độc và cô đơn? Trừ những người được gọi là có "chân tu". Nhưng có đi tu cũng là để sẽ lại đi cùng loài người để "cứu độ chúng sinh" Tôi chỉ biết rằng: muốn người khác đối xử với mình thể nào, hãy đối xử với người ta thế ấy!  Khi ai đó làm tôi đau, buồn... Tôi thường lặng chìm trong sự buồn, đau đó để tự mình suy ngẫm: điều gì đi ra từ sự buồn, đau này? Để tôi đi tìm nguồn gốc của sự việc và sự vật. Luôn là những lý giải có nửa phần đúng và nửa phần sai, mặc dù hoàn toàn hai nửa không phải ngang bằng nhau về giá trị. Vẫn chỉ là để hiểu và cảm thông với người đã làm tôi buồn, đau ấy. Nhưng không có nghĩa là tôi cho phép mãi xảy ra chuyện này, mọi thứ đều có giới hạn của nó, tùy theo sức chịu đựng của từng người? Tôi sẽ nhìn vào bản chất của sự vật và sự việc, để tránh cho tôi có thể gây ra lỗi lầm nào đó mà làm đau cho người khác. Tôi cũng vẫn mong mọi người đều biết về nỗi đau, nỗi buồn của mình cũng của những người quanh mình. Giản đơn, cho cuộc đời này bớt đi những thương đau, đôi khi là không đáng phải thương đau đến vậy. Hãy yên tĩnh và cảm nhận nỗi đau của mình, sẽ hiểu dễ hơn nỗi đau của người khác, để đừng làm nhau đau mãi nữa!!
Khi tận cùng của sự khổ đau, tôi nhớ đến phật. Tôi chỉ cảm thấy lạ lùng cho cuộc đời này đã vốn sẵn lắm đớn đau và bất công, mà chính người đời còn làm thêm ra những đớn đau và bất công nữa cho mình và cho cuộc đời. Thật đáng tiếc và thật buồn!!
Hôm nay, giờ này tôi cũng đang có những nỗi buồn không nguôi. Bản nhạc buồn tôi ưa đã cho tôi dàn trải tâm hồn mình để cùng nhau Tôi và Nhạc được xoa dịu! Tôi nhớ đến nỗi buồn, đau nào đó của chính người đã làm tôi buồn, đau kia! Trái tim tôi mềm lại...!!
Hãy cho tôi được nói lời chân tình nhất, cho nỗi buồn, đau ấy. Ơi người!! Ơi đời!!

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

CẢM XÚC KHI TRƯỜNG XÂY MỚI


LƯU BÚT

VỪA XA

Tác giả: Nguyễn Thị Ái Hà lớp 5B
Sân trường còn dệt đầy thương nhớ
Mỗi hồi kỹ niệm mỗi vấn vương
Đã nghe xao xác heo mây tạnh
Thương bóng trường xưa khuất cuối đường

Hồn lớn chỉ vửa ôm hoài kỷ niệm
Trái tim đủ nhịp để nhớ thương
Hạnh phúc trọn trong từng hơi thở
Vui chỉ đủ buồn, đủ nhớ quên

Thôi đừng khóc thời gian và bụi phấn
Từng yêu thương hằn nếp trái tim thầy
Và lời giảng sau cùng còn vang mãi
Chút dư âm hoa phượng cháy một thời

Xin một lần sống lại với ngày xưa
Để thôi nhớ diết da nhau đến thế
Để một lần bảng đen ngờ nghệch
Đâu...bụi phấn rơi mất thầy....!

Lời nhắn nhũ: Híc, không biết nói thế nào bầy giờ đây, dù sao cũng sắp xa mái trường này rồi, xa thầy cô và bạn bè nữa, hu hu hu.
Chúc Cô Thơ và quý thầy cô trong trường luôn vui vẽ để đến với những thành công hôm nay và mai sau.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

TRƯỜNG TÔI


       “ Học đường chính là cái nôi của xã hội” ( Karl Mennister). 






Có lẽ chính vì vậy mà trường học là một phần không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là xã hội hiện nay, khi giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Trường Tiểu Học Hải Hòa cũng tự hào khi là một trong số những cái nôi ấy. Kể từ năm thành lập trường cho đến nay trường đã có những bước tiến vượt bậc về chất lượng giáo dục. Đã có biết bao thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước được học tập và rèn luyện tại đây. Và chắc hẳn trong tâm khảm mỗi một học trò từng học dưới mái trường này cũng in đậm cảm xúc tự hào về trường cùng những kỉ niệm về một thời học trò thân thương.
          Nhìn những thành tựu mà trường đạt được trong ngày hôm nay, ít ai cỏ thể tưởng tượng được những khó khăn và gian khổ mà trường Tiểu Học Hải Hòa đã phải vượt qua. Những ngày đầu mới thành lập trường cũng chính là thời gian mà cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang vào hồi quyết liệt nhất. Đó thực sự là khoảng thời gian thiếu thốn, điều kiện học tập vất vả... nhưng với nỗ lực, cố gắng phi thường không mệt mỏi của thầy và trò, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, trường Tiểu Học Hải Hòa đã vươn lên. Hôm nay 30/4/2012 ,bốn phòng học cấp bốn đã được dự án bão lụt miền trung đầu tư xây dựng.Mong rằng thời gian tới đây trường Tiểu Học Hải Hòa có thể tự hào là một trường chuẩn quốc gia với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ phục vụ việc giảng dạy và học tập tốt hơn. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên của trường đều được chú trọng đào tạo chuyên môn nên đều có kinh nghiệm dạy tốt và nhiệt tình với học sinh. Có thể nói điều kiện hoc tập và làm việc tại ngôi trường này đã được cải thiện hơn rất nhiều và chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn nữa.

BẠN ĐÃ BAO GIỜ SUY NGHĨ GIỐNG TÔI CHƯA?

Tôi tâm đắc các câu: 
- Lá rụng về cội 
- Trong một chuyện sai thì cả hai cùng sai. 
- Lời nói đúng với hành động là người trung thực. 
- Trước khi chê người khác hãy đặt mình vào vị trí người đó. 
- Trước khi kết tội người khác hãy nhìn và nghe về nhiều phía. 
- Môt ngưòi nhỡ tay làm hại người hoặc một phút đáng trí chưa hẳn ác bằng những người luôn tra tấn và làm nhục người.
 Suy nghĩ của tôi!