Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

HỌC TOÁN VỚI MÉT TƯ

BẢNG GHI NHỚ
CÔNG THỨC TOÁN HỌC LỚP 4-5

Công thức toán
Phép cộng


I.                   Công thức tổng quát

       a        +          b        =         c 
     số hạng        số hạng          tổng

II.                Tính chất:
  1. Tính chất giao hoán:
Kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
CTTQ:                  a  +  b  =  b  +  a
2.                Tính chất kết hợp:
Kết luận: Khi cộng tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất
với tổng hai số còn lại.
CTTQ:     ( a  +  b  )  +  c  =  a  +  ( b  + c)
3.                Tính chất : Cộng với 0:
Kết luận: Bất kì một số cộng với 0 cũng bằng chính nó.
CTTQ:                   a  +  0  =  0  +  a  = a

Phép trừ

I. Công thức tổng quát:
                       hiệu



     a           -        b        =           c                          
   số bị trừ        số trừ               hiệu
II. Tính chất:
1.                Trừ đi 0:
Kết luận: Bất kì một số trừ đi 0 vẫn bằng chính nó.
CTTQ:               a  -  0   =    a
2.                Trừ đi chính nó:
Kết luận: Một số trừ đi chính nó thì bằng 0.
CTTQ:               a  -  a  =   0
3.                Trừ đi  một tổng:
Kết luận: Khi trừ một số cho một tổng, ta có thể lấy số đó trừ dần từng
 số hạng của tổng đó.
CTTQ: a  -( b  +  c )  = a - b - c  =  a -  c - b
4.                Trừ đi một hiệu:
Kết luận: Khi trừ một số cho một hiệu, ta có thể lấy số đó trừ đi số bị trừ
rồi cộng với số trừ.
CTTQ:a  -  (  b  -  c  ) =  a - b  +  c  =  a +  c - b
Phép nhân


I. Công thức tổng quát
                            tích



        a       x         b       =        c 
  thừa số       thừa số            tích

II. Tính chất:
1.            Tính chất giao hoán:
Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
CTTQ:                  a  x  b  =  b  x  a
2.            Tính chất kết hợp:
Kết luận: Muốn nhân tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất
 với tích hai số còn lại.
CTTQ:              ( a  x  b  )  x  c  =  a  x  (  b  x  c  )
3.            Tính chất : nhân  với 0:
Kết luận: Bất kì một số nhân với 0 cũng bằng 0.
CTTQ:                  a  x  0  =  0  x  a  = 0
4.            Tính chất nhân với 1:
Kết luận: Một số nhân với 1 thì bằng chính nó.
CTTQ:                    a  x  1  =   1  x  a  =  a
5.            Nhân với một tổng:
Kết luận: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.
CTTQ:            a  x  (  b  +  c  )  =   a  x  b  +  a  x  c
6.            Nhân với một hiệu:
Kết luận: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lấy số đó nhân với số bị trừ
và số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau.
CTTQ:           a  x  (  b  -  c  )  =   a  x  b  -  a  x  c
Phép chia

I.             Công thức tổng quát:
                           thương



          a        :          b        =         c
   số bị chia            số chia             thương

Phép chia còn dư
           a        :         b        =         c     ( dư   r )
     số bị chia        số chia        thương      số dư

Chú ý: Số dư phải bé hơn số chia.
II.        Công thức:
1.            Chia cho 1: Bất kì một số chia cho 1 vẫn
bằng chính nó.
CTTQ:               a  :  1   =    a
2.            Chia cho chính nó: Một số chia cho chính
nó thì bằng 1.
CTTQ:                      a  :  a  =   1
3.            0 chia cho một số:  0 chia cho một số bất kì
khác 0 thì bằng 0
    CTTQ:                 0  :   a    =   0               

4.Một tổng chia cho một số : Khi chia một
tổng cho một số, nếu cácsố hạng của tổng đều chia
 hết cho số đó, thì ta có thể  chia từng số hạng cho
 số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
CTTQ:         
( b + c ) :  a  = b : a  +  c  :  a

5.Một hiệu chia cho một số : Khi chia một hiệu
cho một số, nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho
 số đó, thì ta có thể  lấy số bị trừ và số trừ chia cho
số đó rồi trừ hai kết quả cho nhau.
CTTQ:     ( b - c )  :  a   = b :  a  -  c :  a

6.Chia một số cho một tích :Khi chia một số cho
một tích, ta có thể  chia số đó cho một thừa số,
 rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
CTTQ:     
a :( b x c ) = a : b :  c = a : c : b

7.  Chia một tích cho một số : Khi chia một tích
cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số
 đó ( nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.
CTTQ:       
         (  a  x  b  )  : c  =  a  : c  x  b  =  b  :  c  x  a

Tính chất chia hết
1, Chia hết cho 2: Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 ( là các số chẵn) thì chia hết cho 2.
VD: 312;              54768;
2, Chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
VD:  Cho số 4572               
  Ta có  4+ 5 + 7+ 2 = 18; 18 : 3 = 6
                  Nên 4572 : 3 = 1524
3, Chia hết cho 4: Các số có hai chữ số tận cùng chia hết cho 4 thì chia hết cho 4.
VD:  Cho số:    4572          
    Ta có  72 : 4 =  18
          Nên  4572 : 4 =  11 4 3
4, chia hết cho 5: Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
VD:       5470;        7635
5, Chia hết cho 6 ( Nghĩa là chia hết cho 2 và 3): Các số chẵn và có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 6.
VD: Cho số 1356        
    Ta có  1+3+5+6 =15;     15:3 = 5
         Nên 1356 : 3 = 452
6, Chia hết cho 10 (Nghĩa là chia hết cho 2 và 5): Các số tròn chục ( có hàng đơn vị bằng 0 ) thì chia hết cho 10.
VD: 130;    2790
7, Chia hết cho 11: Xét tổng các chữ số ở hàng chẵn bằng tổng các chữ số ở hàng lẻ thì số đó chia hết cho 11.
VD:  Cho số 48279        
  Ta có  4 + 2 + 9 =  8 + 7 = 15
    Nên 48279 : 11 = 4389
8, Chia hết cho 15 (Nghĩa là chia hết cho 3 và5): Các số có chữ số hàng đơn vị là 0 ( hoặc 5 ) và tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 15.
VD: Cho số  5820         
Ta có   5+8 +2 + 0 =  15;     15 : 3 = 5
  Nên  5820 : 15 =  388
9, Chia hết cho 36 (Nghĩa là chia hết cho 4 và 9): Các số có hai chữ số tận cùng chia hết cho 4 và tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 36.
VD: Cho số:   45720   
Ta có 20 : 4 = 5 và  ( 4 + 5 + 7 + 2 + 0 ) = 18 
 18 : 9 = 2
  Nên   45720 :  36  =  1270

Toán Trung bình cộng
1Muốn tìm trung bình cộng ( TBC ) của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
                CTTQ:         TBC =  tổng các số  :   số các số hạng
2. Tìm tổng các số:  ta lấy TBC nhân số các số hạng
               CTTQ:           Tổng các số  =   TBC  x  số các số hạng


Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó


Cách 1:        
Tìm số lớn =      ( Tổng  +  hiệu  )  :  2
Tìm số bé  =       số lớn  -  hiệu    
 hoặc    số bé  =      tổng  - số lớn
Cách 2:
Tìm số bé   =  ( tổng   -   hiệu   )  :   2
Tìm số lớn  =    số bé   +  hiệu     
hoặc    số lớn  =   tổng  - số bé


Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
                                      ?


 Cách làm:
Bước 1: Tìm tổng số phần bằng nhau = Lấy số phần số lớn  +  số phần số bé
Bước 2: Tìm số bé = Lấy tổng : tổng số phần bằng nhau  x  số phần số bé
Bước 3: Tìm số lớn = lấy tổng  –  số bé 

Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
                                              ?

 Cách làm:
 Bước 1: Tìm hiệu số phần bằng nhau = Lấy số phần số lớn -  số phần số bé
Bước 2: Tìm số bé = Lấy hiệu : hiệu số phần bằng nhau   x   số phần số bé
Bước: Tìm số lớn = lấy hiệu  +  số bé 

Toán tỉ lệ thuận

1.Khái niệm: Hai đại lượng tỉ lệ thuận khi đại lượng này tăng ( hoặc  giảm ) bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng ( hoặc  giảm ) đi bấy nhiêu lần.

2. Bài toán mẫu: Một ô tô trong hai giờ đi được 90km. Hỏi trong 4 giờ ô tô
đó đi được bao nhiêu ki- lô- mét ?
Tóm tắt:          
                            2 giờ  : 90 km
                            4 giờ  : … km ?
Bài giải
               Cách 1:
Trong một giờ ô tô đi được là:
       90 : 2 = 45 ( km ) (*)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
      45 x 4 = 180 ( km )
                      Đáp số: 180 km

              Cách 2 :
4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
         4 : 2 = 2 ( lần ) (**)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
        90 x 2 = 180 ( km )
                  Đáp số: 180 km

(*) Bước này là bước “ rút về đơn vị”               (**) Bước này là bước “ tìm tỉ số”

Toán tỉ lệ nghịch

1.Khái niệm: Hai đại lượng tỉ lệ nghịch khi đại lượng này tăng ( hoặc  giảm ) bao nhiêu lần thì đại lượng kia lại giảm ( hoặc   tăng ) bấy nhiêu lần.
2. Bài toán mẫu: Muốn đắp xong nền nhà trong hai ngày, cần có 12 người. Hỏi muốn dắp xong nền nhà đó trong 4 ngày thì cần có bao nhiêu người? ( Mức làm của mỗi người như nhau)
Tóm tắt:
                  2 ngày  :  12 người
                  4 ngày  :  …. người?
Bài giải

               Cách 1:

              Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày, cần số người là:
12         x  2  =  24 ( người ) ( * )
              Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày, cần số người là:
24  :  4  =  6 ( người )
Đáp số: 6 người
(*) Bước này là bước “ rút về đơn vị”        
            Cách 2:
                                       4 ngày gấp 2 ngày số lần là:
                                             4  :  2  =  2 ( lần ) ( ** )
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày, cần số người là:
                                            12  :  2  =  6 ( người )
Đáp số: 6 người


 (**) Bước này là bước “ tìm tỉ số”

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

CHI ĐOÀN THAM GIA VĂN NGHỆ 19.3

Tác phẩm: Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác đạt giải C

Mét tư.hihi












ĐỔI MỚI NÔNG NGHIỆP SAU NGÀY GIẢI PHÓNG CỦA THÔN HƯNG NHƠN NÓI RIÊNG.

NGÀY XƯA



















LỊCH SỬ QUÊ HƯƠNG


Trận đánh giải phóng Quảng Trị

Ngày từ ngày 1-5-1972, quân và dân ta đã đồng loạt tiến công giải phóng Quảng Trị. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực điên cuồng, địch vẫn cố chiếm giữ một phần đất đai máu thịt của Quảng Trị là huyện Hải Lăng.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về việc chớp thời cơ giải phóng miền Nam trong năm 1975, tại Quảng Trị, từ 0 giờ ngày 8-3-1975, lực lượng vũ trang của ta đã đồng loạt tập kích các cao điểm: 122, 180, 90, dùng pháo cối áp chế trận địa pháo của địch ở Dốc Dầu, Tân Điền, cao điểm 367, 235, Động Ông Do…

Du kích và bộ đội địa phương Hải Lăng truy kích địch ngày 18-3-1975.


Tại vùng Hải Lăng, Tiểu đoàn 8 (bộ đội địa phương tỉnh) mở đầu trận tập kích vào phân chi khu quân sự Hải Nhi. Cùng lúc, các đội vũ trang, du kích phối hợp với bộ đội địa phương tiến công Chi khu quân sự Hải Kinh, Hải Văn, Hải Vĩnh, Hải Lệ, Hải Lâm, Hải Phú…

Vừa tấn công địch, lực lượng ta vừa phát động quần chúng nổi dậy, giành quyền làm chủ ở từng địa phương. Trước sức tấn công, nổi dậy đồng loạt và bất ngờ của quân và dân ta, ngày 9-3-1975, địch buộc phải rút bỏ 21 chốt ở phía Tây Hải Lăng.

Các đơn vị còn lại của chúng (trong đó có lực lượng Thủy quân lục chiến tinh nhuệ) ở giáp ranh Hải Lăng bắt đầu co cụm án binh bất động. Đêm 17-3, Bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị được lệnh mở đợt tấn công quân sự lần thứ 2.

Bắt đầu từ đêm 18, rạng ngày 19-3-1975, các lực lượng vũ trang ta một lần nữa bất thần tấn công vào toàn tuyến phòng thủ cuối cùng của địch ở Mỹ Thủy, Thâm Khê cùng các cứ điểm quan trọng tại thị xã Quảng Trị. 3 giờ ngày 19-3, tiểu đoàn 14 đã cắm lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên cột cờ Thành cổ Quảng Trị.

Cùng lúc ở phía Tây Hải Lăng, du kích các xã Hải Vĩnh, Hải Xuân, Hải Tân cùng một bộ phận của tiểu đoàn 8 quân giải phóng tấn công địch đang co cụm ở Sông Nhùng, phát triển về Trường Thọ, Mỹ Chánh. Tiểu đoàn 812 của Quân khu Trị – Thiên – Huế từ Tây Hải Lăng truy kích địch ở Dốc Dầu, sau đó đánh địch co cụm ở Hải Kinh, Hải Nhi, Hải Văn.

Tiểu đoàn 10 đặc công đánh địch ở Tây – Nam điểm cao 367, sau đó phát triển vào khu vực Hồ Lầy… Đúng 18 giờ ngày 19-3-1975, Hải Lăng, vùng đất cuối cùng của tỉnh Quảng Trị, đã hoàn toàn giải phóng. Sau thắng lợi vang dội này, quân và dân Hải Lăng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng 2 Huân chương Thành đồng Tổ quốc.

                                                                           ĐẠI DƯƠNG