Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

THƠ THƠ


TRÁI TIM THƠ



Triệu bông kết trái tim thơ
Tình ca thắm đỏ giấc mơ xuân hồng
Quà trao hoa nhớ ...hương nồng
Nơi nào  hẹn đến.....bên sông em chờ
QUÁN THƠ

Lấy gì em dựng quán thơ?

Thử gieo câu chữ mộng mơ ghép vần
Nối yêu thương, nối xa gần
Nối Nam - Trung - Bắc kết thân một nhà
Nối đại dương ...Nối phương xa
Trời Tây - đất Việt ...nối ta với mình........
Quán thơ nhỏ bé xinh xinh
Nhưng trong thi tứ ....đậm tình ...hương quê
Quán thơ là chốn đi về
Dừng chân ...nghiên bút...xin đề câu thơ


THƠ EM
Men thơ  ủ đã bao ngày
Tỏa hương ngọt lịm thoảng bay trong chiều
Thơ em mơ mộng đáng yêu
Để anh  ngơ ngẩn nhớ nhiều biết không?
***
Thơ em như trải mộng lòng
Để anh  vướng phải tơ hồng em giăng
Thơ em đẹp tựa ánh trăng
Để anh ghen với chị Hằng trong thơ
***
Em là em – thực, chẳng mơ
Là cô thôn nữ ngu ngơ, dại khờ
Thơ em  gieo chữ đợi chờ
Để vương trên lối… tình cờ anh  sang..
***
Thơ em  như sợi nắng vàng
Gieo vào tim nhớ khẽ khàng lời yêu
Thơ em  yêu biết bao nhiêu?
Mà sao anh  nhớ… sớm chiều, đợi trông

HOA ĐỒNG NỘI




Hoa đồng nội cánh trắng xinh
Nhụy vàng lấp lánh lung linh bên đường
Đi ngang ai thấy cũng thương
Hoa lay trong nắng toả hương nhẹ nhàng
Dẫu em mọc ở bên đàng
Thân em trong trắng dịu dàng có duyên
Anh say bởi nét hồn nhiên
Trộm nhìn anh nói sao hiền quá đi *
Thẹn thùng môi khẽ mím chi
Chân phương em giữ mãi vì hồn quê
Để bao lữ khách đi, về
Bồi hồi sao xuyến nhớ về quê hương

HÌNH ẢNH TỌA ĐÀM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11








HỘI ĐÔNG SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG

CHI ĐOÀN

THẦY HIỆU TRƯỞNG VÀ ANH MINH

Cô Miền và Thầy Tịnh(GV hưu trí)

Đôi song ca đẹp nhất

Tưng bừng ngày hội

Rộn rã tiếng ca

HAPPY TEACHERS DAY




Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

CHÙM THƠ 20/11


BỤI PHẤN

Nay đã xa rồi yêu dấu ơi
Nhớ thầy cô nhớ....đến chơi vơi
Trường xưa cánh phượng ngày nao đã
Dõi theo ta để nghẹn muôn lời

Khi tôi ném bảng nằm ngang ngổn
Thầy đến bên tôi vẻ ôn tồn
Viết lên đôi chữ cười vui vẻ
Bảng cũng như ta cũng có " hồn "...!

Bụi rớt rơi trên dáng hao gầy
Phấn chì bụi phủ tóc như mây
Rớt bay hồn phấn tan từng mảnh
Rơi xuống làm thêm bạc tóc thầy

phải thầy đang nảy hạt mầm ?
Hạt mầm thầy chăm bón quanh năm !
Bụi thời gian cứ bay theo gió
Nào biết rày mai sẽ thăng trầm

Rơi như lá úa nay lìa cành
Trên đường gian khổ hóa mong manh
Bụt giảng ngày xưa thầy tôi đã
Giảng giải từng câu thiếu niên thành............

biết ngày mai sẽ ra sao
Hạt mầm thầy nảy biết là bao
Bụi trần phấn toả mau phai thắm
Nào biết ngày sau sẽ thế nào !

Rơi rơi nắng gió sương mờ ảo
Trên mái trường xưa nhạt ngói màu
Tóc người xưa cũng chen sợi bạc
Thầy đó trường đây lệ cứ trào....

Con vẫn yêu sao những điểm 10
Yêu thầy trách phạt học mà chơi
Phút giây ngày ấy như sống lại
Này tuổi thơ ngây chẳng hết lời

Làm sao để trở lại ngày xưa
Có thể ngoan hơn chẳng nghịch đùa
Nào ai không nhớ mình " hưởng " phạt

Quên những trận đòn đã từng chưa?
Ngày nay con vẫn giữ ân tình
Xưa còn non trẻ đã miệt khinh
Thầy - Cô nâng sách tay dìu dắt
Dạy dỗ thành nhân giúp nước mình

Khi con cất bước xa mái trường
Tuổi người đã đủ để vấn vương
Còn lưu luyến Bạn - Thầy - Cô mãi
Thơ thẩn dăm câu thỏa sầu thương

NHỚ ƠN THẦY ƠN CÔ

Ngày xửa, ngày xưa......
Tự lúc ấy, tôi đã chào đời.
Tiếng trống trường vang dội trong tôi.
Khi chập chững mẹ đã dắt tôi đến đó.
Buổi ban đầu tôi bỡ ngỡ âu lo.
Nhìn thấy cô, tôi hốt hoảng la to.
Cô nhìn tôi , tôi nhìn cô như hai người xa lạ.
Cô bước tới, đón tôi vào lớp học.
Lúc ấy tôi òa khóc...giờ không quên.
Cô nâng tôi , nhè nhẹ xoa vào đầu.
Giọng cô thánh thót như lời ca của mẹ.
Bàn tay cô, dịu mát và êm ái.
Mái tóc cô ngày ấy đen óng ả.
Khi nhìn lại , cô đã đưa tôi vào lớp học.
Ngày đầu tiên , cô hát cho chúng tôi nghe.
Giọng cô hát như lời mẹ ru con.
Rồi dần dần , chúng tôi yêu quý cô.
Lớp học ấy trở thành ngôi nhà mới
Một mẹ hiền và hàng chục đứa con thơ ngây
Cô mến yêu , giờ đây con khôn lớn.
Nhớ về cô, con như muốn òa khóc loa to.
Chắc giờ đây, tóc cô đa bạc màu.
Giọng của cô, chắc yếu hơn rồi nhỉ '.
Bàn tay cô , vết nhăn nhiều lắm không ạ '.
Con không quên , ấm ốp ngày tựa trường.
ƠN cô nặng nghĩa trong lòng con.
Cô ạ '. 19 ngày 20/11 rồi cô nhỉ
Qua cuộc thi , con gửi lời tốt đẹp nhất đến cô.
Chúc mẹ hiền ngày 20 tháng11 vui khoẻ hạnh phúc.


LỜI CẢM TẠ

Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm

Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ đc điêu gì đc dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhơ cội nguồn đã có

Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học đc những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ

Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê

Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn

Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô




MƯỜI BẢY VÀ THẦY

Mười bảy năm tới trường,
Mười bảy năm vất vả
Thầy dạy dỗ chúng con.
Từ lúc còn chập chững,
Chưa biết đọc,biết viết
Nói năng còn chưa vững
Rồi nghịch phá lung tung.
Gieo bao nhiêu rắc rối
Rồi giả vờ không biết,
Làm thầy phải lo âu.

Mười bảy năm tới trường,
Mười bảy năm thầy dạy
Bao lẽ phải điều hay.
Dạy từ cách đi đứng,
Đến cách học nói năng.
Dạy chúng con tri thức,
Dạy lẽ phải tình thương.
Thầy dạy biết bao điều,
Giản dị mà ý nghĩa,
Cho mỗi đứa chúng con.

Và rồi hôm nay đây,
Mười bảy năm khôn lớn
Mười bảy năm con hiểu
Tình thương và tấm lòng
Mà thầy luôn dành tặng
Cho mỗi đứa chúng con.
Mười bảy năm tóc thầy
Bạc thêm mười bảy sợi
Già thêm mười bảy lần
Vì đàn con nghịch ngợm

Mười bảy năm con biết
Mười bảy ngày nhà giáo
Mười bảy những lời chúc
Con xin dành tặng thầy
Với mười bảy ý nghĩa
Rằng:mười bảy năm rồi
Con sẽ không quên được
Mười bảy lớp kiến thức
Con học được từ thầy
Một kho tàng tri thức
Và tấm lòng nhân ái...
Thầy đã dạy chúng con !


NGÀY ẤY


Cấp một bỡ ngỡ sao quên.
Thơ ngây , đùa nghịch cắp sách đến trường.
Hôm thì đến sớm vui chơi.
Buổi thì đến trễ chơi vơi một mình.
Vào lớp lo sợ cô la.
Không ngờ cô đã cho qua chẳng bàn.
Buổi đầu cô kể chuyện ma.
Tiết sau cô kể chuyện ta làm người.
Cô hiền như mẹ ở nhà.
Nâng niu , dìu dắt chúng ta thành người.
...Cấp hai chẳng nói chẳng rằng.
Lắng nghe tiếng giảng thầy cô bằng lòng.
Thầy cô vui thích tận tình.
Dậy học kèm lễ để mình vươn lên.
Thương cô nhớ thầy sao quên.
Quyết tâm học hỏi của thầy dựng nên.
... Cấp ba đã lon hổng quên.
Tóc tai gọn gòn kiến thức vững lên
Nhờ ơn nghĩa nặng thầy cô.
Bây giờ con đã đứng cao làm người.
... Thời gian ba cấp trôi xa.
Thầy cô như ở trong lòng ngày qua.
thầy cô ở tút nơi xa.
Cánh thơ này gửi tình yêu đến người.

CÔ ƠI

Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô


Ngày ấy vào mùa thu
Bước chân em rộn rã...
Cô không lời từ giã
Xa trường tự lúc nào

Em ngỡ như chiêm bao
Cô về đâu, chẳng biết?
Vẫn vang lời tha thiết
Từ giọng cô dịu hiền

Thời gian bước triền miên
Cô chưa lần quay lại
Chúng em nhớ cô mãi
Mong thấy cô trở về

Lúc xưa cô vỗ về...
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại cô ?!



GẶP LẠI THẦY

Con dừng lại phía hàng cây
Bồi hồi khi gặp dáng thầy hôm nao
Trường xưa vẫn nét ngày nào
Và đây vẫn dáng thấy cao cao gầy
Vẫn bao la một vòng tay
Đón con như thể chưa ngày cách xa
Kiềm lòng để lệ khỏi nhoà
Giọng thầy trầm ấm "thật thà phải con?"
Cái tên thấy gọi riêng con
Đến giờ con thấy vẫn còn mới nguyên
Ước mong con mãi không quên
"thật lòng vững trí đừng phiền nghe con"
Lợi danh - danh lợi sẽ mòn
Những điều thấy dạy còn hoài khắc tâm
Nhớ tóc thấy điểm hoa râm
Cùng lời chỉ dạy âm thầm con mang

Ai quên đi chuyến đò ngang
Quên sao người lái thuyền sang bến đời.


RỂ THẦY!

Một đám con trai nghịch ngợm
Đứa gọi bố, đứa gọi thầy
"Cho con về làm... Rể"
Thầy cười hiền - nhẹ khói thuốc bay.

Trách thầy sớm "Kế hoạch hóa"
Mà em con đến là xinh
Chẳng lẽ thầy ừ một đứa
Để lũ còn lại... "thất tình"?

Ấm áp mắt cười, thầy dặn:
"Cần lo nhiều đến tương lai
Các trò học hành cho giỏi
Đứa nào cũng là con thầy
Lớp 12 cả rồi đấy
Thầy mong các trò gắng lên
Rồi trò nào muốn làm RỂ
Để thầy...sinh thêm mấy EM".

THĂM THẦY
Chớm đông em đến thăm thầy
Bồi hồi một dáng cao gầy tóc sương
Bẵng đi mấy chục năm trường
Lại nghe giọng nói thân thương thuở nào

Một đời dạy học thanh cao
Cầu kiều thầy bắc đường vào nhân gian
Phấn bao nhiêu bụi quá giang
Vở bao nhiêu chữ hành trang con người

Một đời tâm huyết buồn vui
Vườn ươm nhân thế đơm chồi nở hoa
Con thuyền bến lỡ khách qua
Sóng to gió cả gần xa vẫn chờ

Một đời rút ruột nhả tơ
Lặng thầm dậy sớm thức khuya mỗi ngày
Nắng mưa năm tháng vơi đầy
Làm sao trả được công thầy , thầy ơi !

Bốn mươi năm ấy qua rồi
Học trò giờ cũng qua thời tóc xanh
Còn nghe vang vọng vĩ thanh
Nảy gieo đều những tốt lành tình thâm ...

TỰ NGẪM

Ngả nghiêng vòng xoáy thị trường
Người ta vẫn nói phi thương không giàu
Bán mua phố xá nát nhàu
Sảy chân vấp ngã , gục đầu đỏ đen
Nửa đời không biết bon chen
Đường đi không biết giẫm lên chân người
Đã quen nét đẹp cao vời
Bảng đen phấn trắng nhen ngời ánh mai
Gieo mầm mơ ước tương lai
Thật lòng con chữ dẫu ai chê nghèo
Vườn ươm mắt trẻ trong veo
Tâm tư không vướng bọt bèo nổi trôi
Bao niềm trăn trở khôn nguôi
Âm thầm mạch đất mà khơi mùa vàng
Rách - thơm, lành - sạch ta mang
Chống chèo giữa chốn nhân gian ồn ào
Nghề thầy -hai chữ thanh cao
Bạc tiền cũng chẳng thể nào bán mua !
Ấp iu mưa nắng bốn mùa
Vững vàng tay lái người đưa con đò
Sóng che chở mọi âu lo
Đếm tháng năm nhớ học trò thân yêu

Ai không ai dại trăm chiều
Ta giàu có ...bởi bao nhiêu tâm hồn !


TRANG TIN LỊCH SỬ


Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo
và Ngày Nhà giáo Việt Nam

        Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo

       Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
      Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
       Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
        Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.
     Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam
      Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam
      Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:

     Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam
    Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.
    Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
   Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của
địa phương.
Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi./.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

NHỮNG QUYỂN SÁCH ĐỘC ĐÁO NHẤT THẾ GIỚI

SÁCH ĐIÊU KHẮC

THÀNH PHỐ TRONG SÁCH

TUYỆT TÁC KHOA HỌC

VĂN MINH THỜI ĐẠI

XOAY QUANH TÌM ĐỊA CHÍ

THÀNH PHỐ THU NHỎ


GỖ LIM

SÁCH KIM LOẠI

ĐIÊU KHẮC

NHỎ NHẤT THỂ GIỚI

SÁCH CỔ

SÁCH HÌNH SỰ

BẰNG GỖ

HÌNH CHIM SẺ

ĐÈN NGŨ

THIẾT KẾ BẰNG TAY

ĐỒNG HỒ TRÊN SÁCH

LÀM GỐI NGỦ